Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn lớp ĐH Hóa Dầu 4 - Bộ môn Hóa Dầu - ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Comfort and confidentiality for casual dating Wed Apr 03, 2024 1:58 am
True Females Exemplary Сasual Dating Tue Feb 13, 2024 11:09 am
Xu hướng ReaL-time từ kết xuất đến mô phỏng sản phẩm Mon Aug 07, 2023 10:38 am
Digital Twin và Unity là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt Wed Jul 19, 2023 11:02 am
Tổng hợp các playlist cho người học 3D Fri Mar 03, 2023 9:09 am
Bản tin công nghệ CAD - 12 Trends Thiết kế đồ hoạ đầy cảm hứng cho năm 2023 Fri Feb 17, 2023 9:32 am
Công nghệ đồ hoạ đằng sau siêu phẩm Avatar 3D Thu Feb 02, 2023 9:35 am
Bí kíp tiết kiệm thời gian render Tue Jan 10, 2023 10:09 am
BricsCAD - Phần mềm CAD 2D/3D mới thay thế AutoCAD? Mon Dec 19, 2022 3:13 pm
Một số điều có thể bạn chưa biết về vật liệu Nhôm. Fri Dec 09, 2022 10:17 am
CÁCH TẠO VÀ KẾT XUẤT NHÂN VẬT BẰNG ORNATRIX Thu Nov 24, 2022 1:28 pm
Trao đổi tệp DWG trong Hợp tác thiết kế Fri Nov 04, 2022 1:23 pm
Có nên đăng ký thi chứng chỉ phần mêm quốc tế? Liệu có cần thiết? Thu Oct 13, 2022 1:53 pm
Computer-Aided Design là gì? Ưu nhược điểm của CAD trong thiết kế đồ họa ở nhiều lĩnh vực Wed Sep 07, 2022 2:44 pm
Ebook AutoCAD Tue Aug 23, 2022 8:42 am
Xu hướng ứng dụng phần mềm cho Thương mại điện tử, đồ hoạ AR và VR, Visualization Wed Aug 17, 2022 2:14 pm
CAD là gì? Kiến thức cơ bản và 10 phần mềm CAD tốt nhất cho mọi cấp độ người dùng Wed Aug 10, 2022 9:32 am
Tin công nghệ phần mềm không thể bỏ qua trong năm 2023 Mon Aug 08, 2022 2:00 pm
Phần mềm điều khiển máy tính từ xa, hỗ trợ làm việc nhiều nhóm hiệu quả Mon Aug 01, 2022 2:29 pm
Các Phần Mềm Thiết Kế Cảnh Quan Chuyên Nghiệp trong năm 2023 Fri Jul 29, 2022 8:55 am
V-Ray ra mắt các gói license mới, cơ hội trải nghiệm tất cả V-Ray trong 1 lần dùng Trial :lol: Tue Jul 26, 2022 9:44 am
Phần mềm thiết kế, mô phỏng tốt nhất hiện nay Wed Jul 20, 2022 3:55 pm
Thời đại 4.0, mọi việc đều cần đến phần mềm thì một CADer cần biết những gì? Fri Jul 15, 2022 8:48 am
Một số trang thông tin phần mềm công nghệ bạn nên theo dõi Mon Jul 04, 2022 4:09 pm
6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Empty 6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Wed Mar 02, 2022 11:11 pm
Phối cảnh không giới hạn với bản cập nhật 3ds Max 2022.3 Tue Dec 21, 2021 3:10 pm
Top 10 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất hiện nay. Fri Jan 15, 2021 10:34 am
Mẹo cho người dùng AutoCAD Thu Jan 07, 2021 10:09 am
Honeywell UniSim Design Suite R390.1 Fri Aug 23, 2019 2:18 pm
GET 30% OFF AUTODESK SOFTWARE Mon Aug 14, 2017 3:54 pm

Share | 
 

 Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
FCC
.. :: Gasoline A92 :: ..
.. :: Gasoline A92 :: ..
FCC

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 691
Được cảm ơn : 43 Birthday : 20/11/1990
Join date : 28/04/2011
Age : 33
Đến từ : gần Nghi Sơn

Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn Vide
Bài gửiTiêu đề: Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn   Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn I_icon_minitimeWed Jun 22, 2011 7:57 pm

Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn
nguồn: kenhsinhvien.net

Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt, phần nhiều là chữ không dấu, khi “chat” trên mạng hoặc viết tin nhắn ở điện thoại di động, …

Đây là một trào lưu không ngăn chận được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Người thích viết tắt cho rằng chat hoặc nhắn tin là sự trao đổi riêng tư giữa hai người, không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên cũng không cần theo những quy định về câu chữ; do vậy nó không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Để hỗ trợ cho những ai thích viết tắt, bài này xin trình bày 2 loại viết, tắt chữ Việt:

- Viết tắt tự tạo.

- Viết tắt theo quy luật chung.

Ai kết hợp được hai loại viết tắt này sẽ tiết kiệm được thì giờ và tiền
bạc khi chat hoặc nhắn tin.

I. VIẾT TẮT TỰ TẠO

Viết tắt tự tạo rất phổ biến ở các phòng chat hoặc ở điện thoại di động. Cách viết tắt không theo một quy luật chung nào. Thỉnh thoảng, nó có theo một quy luật nào đó thì cũng chỉ áp dụng cho một số từ thường dùng.

• Vài ví dụ viết tắt tự tạo:

Ta dễ dàng tìm thấy nhiều ví dụ khi gõ hàng chữ như “viet tat trong ngon ngu chat va tin nhan” vào Google Search trên internet. Sau đây là một số ví dụ viết tắt tự tạo trích từ các mạng:

- “M co dj choi o? If dj, lay cho N cun gtrinh. O ranh thi thoi.” (Em có đi chơi không? Nếu đi, lấy cho anh cuốn giáo trình. Không rảnh thì thôi).

- “Mog rag e se hiu! A wen, e bun ngu ch? Bi h hon 12h rui do.” (Mong rằng em sẽ hiểu! Anh quên, em buồn ngủ chưa? Bây giờ hơn 12 giờ rồi đó).

- “Bít rui, minh doi U o ntro” (Biết rồi, mình đợi bạn ở nhà trọ).

- “Chi ui! Chu e wa do ru tui min di uog nc lun thui! Se zui lem do!” (Chị ơi! Chờ em qua đó rồi tụi mình đi uống nước luôn thôi! sẽ vui lắm đó!).

- “Trui ui, lam j ma cac chi iu qui jan ju the? Bi h e moi roi khoi juog. Nhug chu e mut chut thui ma, e din day!”. (Trời ơi, làm gì mà các chị yêu quí giận dữ thế? Bây giờ em mới rời khỏi giường. Nhưng chờ em một chút thôi mà, em đến đây!).

Xem các ví dụ trên, ta thấy ngôn ngữ chat là sự “biến hóa” tùy tiện của tiếng Việt. Ví dụ:

- “đi” thành “dj”.

- “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...

- “bây giờ” thành “bi h”.

- “biết rồi” thành “bit rui”.

- Chữ “qu” thành “w”.

- Chữ ““gì” thành “j”.

- Chữ “ơ” thành “u”.

- Chữ “ô” thành “u”.

- Chữ “ă” thành “e”.

- Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”.

- M = E = em.

- N = A = anh

- Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, …

Nói chung, các bạn trẻ thích cách dùng các chữ trên vì nó ngộ ngộ, lạ và rất “xì-tin” (style). Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ “Đi” trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ “Dj” nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.

• Chèn tiếng nước ngoài:
Để thể hiện “đẳng cấp nhắn tin”, bên cạnh việc nhắn nhanh, ít ký tự, những người nhắn tin còn thông qua hình thức chèn tiếng nước ngoài vào tin nhắn. Ngôn ngữ được lựa chọn hàng đầu chính là tiếng Anh vì so với các ngôn ngữ khác, tiếng Anh được xem là thứ ngôn ngữ “hot” nhất đối với giới trẻ hiện nay.

Chỉ cần gõ “viet tat tieng anh trong sms chat email” vào Google Search, hoặc vào mạng [You must be registered and logged in to see this link.] , là tìm thấy các bảng liệt kê hàng ngàn cách viết tắt các từ tiếng Anh thường dùng trong tin nhắn SMS, chat, email, Twitter, v.v….

Bài này chủ ý về viết tắt chữ Việt nên không bàn nhiều viết tắt tiếng nước ngoài. Chỉ xin nêu một suy nghĩ là dù có nhiều chỉ trích việc chèn tiếng nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng chắc chắc việc này vẫn khó mà ngăn chận được vì ít nhiều nó cũng rút ngắn thời gian viết cho các bạn biết tiếng Anh.

Ví dụ các tin nhắn ngắn gọn chèn tiếng Anh khá thông dụng như sau:

- “2day U co ranh o?” (Hôm nay bạn có rảnh không?).

- “I nho. Thanks U da nhac!” (Tôi nhớ. Cảm ơn bạn đã nhắc!).

- “g9” = “goodnight” = chúc ngủ ngon.

- “2day” = “today” = hôm nay.

- “2nite” = “tonight” = tối nay.

- v.v.…
• Tiếng Việt thời @:

Để minh họa thêm cách viết tắt tự tạo, xin trích lại bài “Tiếng Việt thời @” của Joseph Ruelle (Joe), sinh năm 1978, người Canada. Anh Joe nổi tiếng vì viết blog bằng tiếng Việt rất có duyên và hóm hỉnh.

“Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chat trên Internet của thanh niên Việt Nam.

Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” - nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun - mình không mún làm người khác bùn đâu!


Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí - nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!

Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy - khó chịu mụt cách kin khủg!
(Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi).

Có ai đồg ý với mìn rằg 2 chữ “q” và “u” xấu lắm hôg? Chữ “w” đẹp hơn nhiều chứ! Nếu chat yahoo và có người viết 2 chữ ấy thì mìn sẽ nói lun:
“Trùi ui, cái gì mà wê thế!” - để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ trog wốc.

Việc thay 2 chữ xấu bằg mụt chữ đẹp cũg rất lô-gíc đấy! Ví dụ, 2 chữ “ch” ở cúi mụt số từ nhìn rất rườm rà. Sút ngày “ch”, “ch”, “ch”, trùi ui, lík kík lắm, lại còn cũ rík nữa, thui thay bằg chữ “k” đi, để lối viết của mìn sẽ kík thík hơn!

Tiếg Việt cũg hay dùg chữ “gì”. Cái gì? Món gì? Phố gì? Chúa ui, chán wá đi mất! Hai chữ “g” và “i” đứg cạnh nhau nhìn rất “béo”! Trái lại, chữ “j” đứg ở mụt mìn nhìn rất “gầy”, rất “người mẫu”!

Các bạn gái ơi, hãy thay 2 chữ “ye” xấu xí bằg mỗi chữ “i” xin xắn đi! Viết “em iu anh” thì đỡ rủi ro hơn nhiều (hoặc cứ viết “iu an wá trời lun!” cho máu).

Way lại với chuyện nguyên âm, mìn hôg hiểu tại sao mụt số người vẫn cứ cho rằg chữ “ă” đẹp hơn chữ “e”!?? Kệ nhữg người đó chứ, họ kiêu lém, cổ hủ lém!

Nhưg hôg fải chữ “ê” lúc nào cũg đẹp. Câu “em không biết” chả có j hay cả. Trái lại, câu “em hôg bít j đâu” nghe dễ thươg lém! Các bạn hỉu hôg?
Mìn fải cố gắg để nói nhẹ chứ, đặc bịt là với fái íu. Nói cứg wá với mụt cô mìn thík thì - chít!

Nè! Ai bảo 2 chữ “a” và “y” lúc nào cũg wan trọg? Ai bảo 2 chữ “ph” lúc nào cũg lúi cún? (Hôg fải mìn!) Fí thế! Ái bảo chữ “c” lúc nào cũg hay
hơn chữ “k”? Có rất nhìu trườg hợp khác nữa mà fải thay chữ xấu bằg chữ đẹp, rất tiếk mìn hôg có đủ thời jan để jải thík hít!

Kác nguyên và fụ âm ở trên được jải wyít xog, mìn sẽ bắt đầu tập trug vào việc viết tắt (vt). Bh cg~ n` ng noi’ rg vt wá n` k tốt lém. Nhưg thui – vđề k fai la vt co’ tốt h k, vđề la fai vt ntn!!!

Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j!

Mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui!

Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt! hihi! Sao? Bạn hôg tin hà? Bạn k tin Mr. Joe tội nghiệp hả? Bùn kừi wá nhỉ! Mìn hôg nói dzối đâu nhá!

kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn KủA MìN mỤt ChÚt. FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC cHứ! gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!! Hihi!!!!

bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ! cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô dẦu (hihi!!!) vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!! Huhu!!! nHìN mỤt đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!! ĐẹP dzà mAn LuN!

XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíK LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế!

Kekekekekekekekekekekeke!!!!!”

(Bài “Tiếng Việt thời @” trích từ blog của Joseph Ruelle)


• Ưu điểm và hạn chế của viết tắt tự tạo:

Ưu điểm của viết tắt tự tạo là khi quen dùng thì cũng thành một quy luật nào đó cho một số từ thường dùng và ta viết được rất ngắn một số chữ thường dùng, như ví dụ “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”. Giữa tôi và bạn A, ký hiệu 0, ko, k, kh hoặc kg sẽ mang ý nghĩa là "không", nhưng có thể giữa tôi và bạn B và C thì k lại có nghĩa là “Ok”, kk có nghĩa là "very good, …”.

Hạn chế của viết tắt tự tạo là:

- Chỉ viết tắt được một ít chữ thường dùng, chứ không áp dụng được cho tất cả các từ khác có vần tương tự.

- Ký hiệu riêng thường không thống nhất giữa các nhóm nên chỉ những người trong nhóm mới hiểu được nhau, người ngoài nhóm muốn hiểu cũng hơi khó và có thể hiểu lầm.

II. VIẾT TẮT THEO QUY LUẬT CHUNG

Ưu điểm của viết tắt theo quy luật chung là viết tắt được rất nhiều chữ. Ví dụ, nếu thuộc lòng 2 qui ước chung là “K thay cho KH” và “bỏ bớt N ở
phụ âm cuối chữ NG”, ta có thể đọc ngay các chữ “kôg ká ki mag trog lòg nhữg …” là “không khá khi mang trong lòng những …”.

Hạn chế của viết tắt theo qui luật chung là có một số từ thông dụng viết không ngắn bằng cách viết tắt tự tạo. Ví dụ, với viết tắt tự tạo thì
“0, ko, k, kh, kg,…” đều mang ý nghĩa là “không” trong khi viết tắt theo quy luật chung thì phải viết là “kôg” mới mang ý nghĩa là “không”.


A. VIẾT TẮT CHỮ KHÔNG DẤU

Cách viết tắt chữ không dấu sau đây thích hợp cho những ai thích tạo một “xì tin” mới trong chat hoặc nhắn tin.

Xin đọc các cách viết tắt từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ nối tiếp. Hiểu xong phần trên, mới hiểu được chính xác phần dưới.


1. Phụ âm đầu chữ

Có 9 qui ước:



• F thay PH …… Vd: fai = phai .

• C thay K …… Vd: ce = ke, cim = kim.

• K thay KH …… Vd: ki ko kan = khi kho khan.

• Z thay D …… Vd: zu zi = du di, zo zự = do dự.

• D thay Đ …… Vd: di dâu dó = đi đâu đó, zo dó = do đó.

• J thay GI …… Vd: ju jn jay j = giu gin giay gi.

• G thay GH …… Vd: ge = ghe, gi = ghi.

• NG thay NGH …… Vd: nge = nghe, ngi = nghi.

• Q thay QU …… Vd: qay qan = quay quan, qe qan = que quan, qet = quet.

2. Phụ âm cuối chữ

Có 3 qui ước:

• G thay NG …… Vd: xoog = xoong, kog mog = khong mong.

• H thay NH …… Vd: hoah = hoanh, hueh = huenh, bah = banh.

• K thay CH …… Vd: hoak = hoach, nguek = nguech, sak = sach.


3. Vần không dấu “Nguyên âm ghép chữ cái”

Đây là phần cuối cùng nhưng quan trọng vì trình bày cách viết tắt có hệ thống cho 39 vần không dấu, vốn có 3 hoặc 4 chữ cái, xuống còn 2 chữ cái
mỗi vần.

Tiếng Việt hiện có tất cả 44 vần không dấu “Nguyên âm ghép chữ cái”.

Trong đó, 5 vần: oong, oanh, uenh, oach, uech, đã được viết tắt là oog, oah, ueh, oak, uek như vừa trình bày ở trên (xem ví dụ phần II.A.2).

Còn lại 39 vần:

- UA: uat,uan, uang, uay.

- OE: oet, oen, oem, oeo.

- IE: iet, iep, iec, ien, iem, ieng, ieu.

- YE: yet, yen, yem, yeng, yeu.

- OA: oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao.

- UO: uot, uop, uoc, uon, uom, uong, uoi, uou.

- UYE: uyet, uyen.

Trong đó có:

- Các nguyên âm ghép: ua, oe, ie hay ye, oa, uo, uye.

- Các chữ cái cuối: t, p, c, n, m, ng, i hay y, u hay o.

39 vần nầy được viết tắt còn 2 chữ cái cho mỗi vần, bằng cách:

- Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Và

- Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác.

Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Có 6 qui ước và 1 ngoại lệ:

A = ua

E = oe

I = ie, ye

O = oa …… (Ngoại lệ: A = oa cho vần “oay”)

U = uo

Y = uye

Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác. Có 8 qui ước:

• D = t

• F = p

• S = c


• L = n

• V = m

• Z = ng



• J = i, y

• W = o, u



Ráp 6 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta viết tắt được 39 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái. Do đó, chỉ cần nhớ 14 qui ước trên, ta
dễ dàng nhớ được 39 vần viết tắt sau:

- ad, al, az, aj … (uat, uan, uang, uay).

- ed, el, ev, ew … (oet, oen, oem, oeo).

- id, if, is, il, iv, iz, .... iw … (iet, iep, iec, ien, iem, ieng,
ieu).

- id, il, iv, iz, .... iw … (yet, yen, yem, yeng, yeu).

- od, of, os, ol, ov, oz, oj, aj, ow … (oat, oap, oac, oan, oam, oang,
oai, oay, oao).

- ud, uf, us, ul, uv, uz, uj, uw … (uot, uop, uoc, uon, uom, uong, uoi,
uou).

- yd, yl … (uyet, uyen).


Sau đây là ví dụ cho 39 vần viết tắt. Các ví dụ tổng hợp tất cả qui ước viết tắt ở các phần trên để cho thấy nhiều chữ được viết tắt rất gọn:

• AD = uat …… Vd: kad = khuat, lad = luat.

• AL = uan …… Vd: kal = khuan, tal = tuan.

• AZ = uang …… Vd: bag kaz = bang khuang.

• AJ = uay …… Vd: kay koa = khuay khoa. (4)

• ED = oet …… Vd: ked = khoet, loe led = loe loet.

• EL = oen …… Vd: hel = hoen.

• EV = oem …… Vd: ngev ngev = ngoem ngoem.

• EW = oeo …… Vd: ngew = ngoeo. (4 4=Cool


• ID = iet, yet …… Vd: fid = phiet, id = yet, kid = khiet, zid = diet.
....

• IF = iep ...... Vd: dif = điep, kif = khiep, ngif = nghiep, zif =
diep.

• IS = iec …… Vd: tis = tiec, vis = viec.

• IL = ien, yen …… Vd: fil = phien, il = yen, qil lyl = quyen luyen, til
= tien.

• IV = iem, yem …… Vd: fiv = phiem, iv = yem, ngiv = nghiem, ziv = diem.


• IZ = ieng, yeng …… Vd: jiz = gieng, ngiz = nghieng, tiz = tieng.

• IW = ieu, yeu …… Vd: fiw = phieu, iw = yeu, nhiw diw = nhieu dieu.
(12 8=20)

• OD = oat …… Vd: kod = khoat, lod = loat.

• OF = oap …… Vd: ngof = ngoap.

• OS = oac …… Vd: kos = khoac, tos = toac.

• OL = oan …… Vd: hol tol = hoan toan, kol = khoan.

• OV = oam …… Vd: ngov = ngoam.

• OZ = oang …… Vd: hoz = hoang, koz = khoang

• OJ = oai …… Vd: koj = khoai, ngoj = ngoai.

• Ngoại lệ: AJ = oay …… Vd: laj haj = loay hoay.

• OW = oao …… Vd: ngow = ngoao. (9 20=29)



• UD = uot …… Vd: nud = nuot, rud = ruot.

• UF = uop …… Vd: cuf = cuop.

• US = uoc …… Vd: fus = phuoc, thus = thuoc.

• UL = uon …… Vd: kul = khuon, lul = luon, mul = muon.

• UV = uom …… Vd: luv thuv = luom thuom, nhuv = nhuom.

• UZ = uong …… Vd: fuz = phuong, uz = uong.

• UJ = uoi …… Vd: tuj cuj = tuoi cuoi.

• UW = uou …… Vd: ruw = ruou. (8 29=37)



• YD = uyet …… Vd: kyd = khuyet, tyd = tuyet.

• YL = uyen …… Vd: kyl = khuyen, ngyl = nguyen. (2 37=39)



B. HAI ĐOẠN THƠ VIẾT TẮT CHỮ KHÔNG DẤU

Một khi nhớ được toàn bộ qui ước viết tắt chữ không dấu (chỉ có 26 qui ước 1 ngoại lệ) và hiểu các ví dụ ở trên, ta dễ dàng hiểu hai đoạn thơ
sau đây.



• Đoạn đầu bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được viết tắt bằng chữ
không dấu:



Mỗi năm hoa đào nở
Moi nam hoa dao no

Lại thấy ông đồ già

Lai thay og do ja
Bày mực tàu, giấy đỏ

Bay muc tau jay do
Bên phố đông người qua

Ben fo dog nguj qa



Bao nhiêu người thuê viết

Bao nhiw nguj thue vid
Tấm tắc ngợi khen tài

Tam tac ngoi ken tai
“Hoa tay thảo những nét

“Hoa tay thao nhug net
Như phượng múa rồng bay”

Nhu fuz mua rog bay”



• Đoạn đầu “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du được viết tắt bằng chữ
không dấu:



Trăm năm trong cõi người ta

Tram nam trog coi nguj ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Chu tai chu meh keo la get nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Trai qa mot cus be zau

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Nhug diw trog thay ma dau don log

Lạ gì bỉ sắc tư phong

La j bi sac tu fog

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Troi xah qen thoi ma hog dah gen

Cảo thơm lần giở trước đèn

Cao thom lan jo trus den

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh

Fog tih co luc con tryl su xah

C. VIẾT TẮT CHỮ CÓ DẤU

Cách viết tắt chữ có dấu cũng theo phương thức tựa như cách viết tắt chữ
không dấu.


Được sửa bởi FCC & CCR ngày Wed Jun 22, 2011 8:07 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
FCC
.. :: Gasoline A92 :: ..
.. :: Gasoline A92 :: ..
FCC

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 691
Được cảm ơn : 43 Birthday : 20/11/1990
Join date : 28/04/2011
Age : 33
Đến từ : gần Nghi Sơn

Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn   Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn I_icon_minitimeWed Jun 22, 2011 8:05 pm

Thư giãn: Những bài văn bất hủ của học sinh Việt Nam

(Nguồn: KênhSinhViên.Net)
Loanh quoanh trên net đọc được mấy cái này post lên cho vui . Nếu có ai post rồi thì cho minh xin lỗi nha
Bài 1: Viết thường, viết hoa
Đề bài: Cho biết các khu vực phát triển ở miền núi phía Bắc
Bài làm: Miền núi phía Bắc có dao thái mông phát triển mạnh.
Lời phê: ồ! Địa chỉ của nhà máy sản xuất "dao thái mông" ở đâu vậy em? Danh từ riêng thì phải viết hoa chứ!


--------------------------------------------------------------------------------

Bài 2:Trong bài văn của một học sinh:
"... Tre sanh
Sanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre sanh..."
Tác giả sử dụng điệp từ "sanh" ở cả ba câu thơ nhằm nhấn mạnh ngày "chào đời" của tre Việt Nam... Đồng thời với ba từ "sanh" cho ta rõ được "tre sinh trước chúng ta khoảng dăm ba đời"...


--------------------------------------------------------------------------------

Bài 3: Con nhà nòi

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn Thuý Kiều trao duyên lại cho Thuý Vân
Bài làm: Đây là một sáng tạo lớn trong cả văn học lẫn kinh doanh. Hiện này chúng ta mới có những hợp đồng về buôn bán, xây dựng... vậy mà Nguyễn Du, một nhà thơ lớn cách chúng ta gần hai trăm năm, đã đưa ra một hợp đồng mới "Hợp đồng kinh tế - tình cảm". Đầu tiên, Thuý Kiều đã hẹn ước với Kim Trọng suốt đời. Nhưng sau đó, do có trục trặc từ phía gia đình Thuý Kiều (bên A) nên nàng đã tự ý huỷ hợp đồng hẹn ước với Kim trọng (bên B). Chính do sự huỷ bỏ này mà Kiều đã phải bồi thường thiệt hại cho chàng Kim một trăm ngàn. Vì vậy nàng đã thốt lên:
"Trăm ngàn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi..."


--------------------------------------------------------------------------------

Bài 4: Lạc bối cảnh lịch sử
Đề bài: Em hãy phân tích tâm trạng của chủ thể trong câu ca dao sau:
"Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Đấy vui có biết đây buồn hay không?"
Bài làm:
"Đêm qua chớp bể mưa nguồn"
Từ câu ca dao trên ta có thể hiểu là đêm qua trời mưa, hôm nay trời có thể tiếp tục mà tiếp tục mưa to đến rất to ở một số nơi, mây đen nhiều, trời không nắng.
"Đấy vui có biết đây buồn hay không?"
Đây là mối tình thời kinh tế mửa cửa và câu ca trên chính là lời than thở của anh chàng bán kem với cô nàng bán áo mưa của mình rằng: trời mưa to, en bán được nhiều áo mưa, lời to chắc em vui sướng lắm, có biết chăng anh đây đang chẳng bán được que kem nào, anh buồn em có hay không?"


--------------------------------------------------------------------------------

Bài 5:Đề bài: Phân tích tác phẩm Thu ẩm (Nguyễn Khuyến)

Bài làm: Nguyễn Khuyến là nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Đọc tác phẩm "Thu ẩm" của ông thì mới thấy hết tài nghệ của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là sự hài hoà giữa đất và nước, giữa thiên nhiên và tạo vật của con người. Nhà thơ vào đề bằng hình ảnh "Năm gian lều cỏ thấp le te", có lẽ để phản ánh hiện thực kém giá trị của nhà trong ngõ, không phải là nhà mặt tiền. Đất nhà ông tuy rộng nhưng gia cảnh thì bần hàn không thể tả. Nhà thì chỉ là "lều cỏ", đêm thì thắp đền "đom đóm lập loè" ngâm thơ. nhfa cửa cũng có vườn tược, ao chuôm mà sao nghèo đến thế! Bực mình, chán đời, nhà thơ vét hết số tiền công "nhuộm da trời" ra mua rượu về uống. Ông uống rất nhiều, uống đến ẩm trời ẩm đất, uống đến ẩm cả mùa thu, uống rồi nhà thơ lại khóc, khóc rồi lại uống. Rõ ràng đây là sự hoà hợp giữa những sản phẩm thiên nhiên, đất trời thu với hỗn hợp rượu pha nước mắt. Càng đọc kỹ tác phẩm, ta càng thương nhà thơ khủng khiếp...Có ai hiểu cho nỗi lòng đau khổ của thi sĩ Nguyễn Khuyến không?


--------------------------------------------------------------------------------

Bài 6: Đề bài: Em hiểu thế nào về câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Bài làm: "...Đó là một lời dặn rất văn vẻ của người mẹ đối với cô con gái: Khi đi chợ nếu không có bí thì có thể mua bầu để nấu canh. Hai thứ đó chất lượng như nhau vì cùng chung một giàn!"


--------------------------------------------------------------------------------
Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."
Không hiểu là xem cái gì nhỉ?
---
"áng văn" độc đáo
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
Comment: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!..."
---
Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"
Comment: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất.
---
tả cô giáo
"Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
Comment: Một học sinh giỏi toán của lớp,! bố ; mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi" ·
---
"Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"
"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
---
tả tiết học trong lớp
"... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
Comment: học sinh mê truyện trinh thám ·
---
"Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em"
"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạ ;nh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
Comment: học sinh "tả thực"
---
giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."
---
giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá"
---
Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuậ! tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. ·
---
Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)
Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được ???
---
Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)
---
Đề bài: Viết về nhân vật Thúy Kiều
"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."
---
Đề bài:"Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".
Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."
---
Đề bài:"Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"
---
Đề bài:"Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."
---
Đề bài: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..."
---
Đề bài:"Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."
---
Đề bài:"Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?"
Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... "
---
Đề bài: "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta"
---
Đề bài: "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."
---
Đề bài: "Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
---
*/ Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”

KSV
Về Đầu Trang Go down
 

Thư giãn: Ngôn ngữ tiếng việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh :: Ebook :: Tâm lý - Giáo dục-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất