Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn lớp ĐH Hóa Dầu 4 - Bộ môn Hóa Dầu - ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Comfort and confidentiality for casual dating Wed Apr 03, 2024 1:58 am
True Females Exemplary Сasual Dating Tue Feb 13, 2024 11:09 am
Xu hướng ReaL-time từ kết xuất đến mô phỏng sản phẩm Mon Aug 07, 2023 10:38 am
Digital Twin và Unity là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt Wed Jul 19, 2023 11:02 am
Tổng hợp các playlist cho người học 3D Fri Mar 03, 2023 9:09 am
Bản tin công nghệ CAD - 12 Trends Thiết kế đồ hoạ đầy cảm hứng cho năm 2023 Fri Feb 17, 2023 9:32 am
Công nghệ đồ hoạ đằng sau siêu phẩm Avatar 3D Thu Feb 02, 2023 9:35 am
Bí kíp tiết kiệm thời gian render Tue Jan 10, 2023 10:09 am
BricsCAD - Phần mềm CAD 2D/3D mới thay thế AutoCAD? Mon Dec 19, 2022 3:13 pm
Một số điều có thể bạn chưa biết về vật liệu Nhôm. Fri Dec 09, 2022 10:17 am
CÁCH TẠO VÀ KẾT XUẤT NHÂN VẬT BẰNG ORNATRIX Thu Nov 24, 2022 1:28 pm
Trao đổi tệp DWG trong Hợp tác thiết kế Fri Nov 04, 2022 1:23 pm
Có nên đăng ký thi chứng chỉ phần mêm quốc tế? Liệu có cần thiết? Thu Oct 13, 2022 1:53 pm
Computer-Aided Design là gì? Ưu nhược điểm của CAD trong thiết kế đồ họa ở nhiều lĩnh vực Wed Sep 07, 2022 2:44 pm
Ebook AutoCAD Tue Aug 23, 2022 8:42 am
Xu hướng ứng dụng phần mềm cho Thương mại điện tử, đồ hoạ AR và VR, Visualization Wed Aug 17, 2022 2:14 pm
CAD là gì? Kiến thức cơ bản và 10 phần mềm CAD tốt nhất cho mọi cấp độ người dùng Wed Aug 10, 2022 9:32 am
Tin công nghệ phần mềm không thể bỏ qua trong năm 2023 Mon Aug 08, 2022 2:00 pm
Phần mềm điều khiển máy tính từ xa, hỗ trợ làm việc nhiều nhóm hiệu quả Mon Aug 01, 2022 2:29 pm
Các Phần Mềm Thiết Kế Cảnh Quan Chuyên Nghiệp trong năm 2023 Fri Jul 29, 2022 8:55 am
V-Ray ra mắt các gói license mới, cơ hội trải nghiệm tất cả V-Ray trong 1 lần dùng Trial :lol: Tue Jul 26, 2022 9:44 am
Phần mềm thiết kế, mô phỏng tốt nhất hiện nay Wed Jul 20, 2022 3:55 pm
Thời đại 4.0, mọi việc đều cần đến phần mềm thì một CADer cần biết những gì? Fri Jul 15, 2022 8:48 am
Một số trang thông tin phần mềm công nghệ bạn nên theo dõi Mon Jul 04, 2022 4:09 pm
6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Empty 6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Wed Mar 02, 2022 11:11 pm
Phối cảnh không giới hạn với bản cập nhật 3ds Max 2022.3 Tue Dec 21, 2021 3:10 pm
Top 10 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất hiện nay. Fri Jan 15, 2021 10:34 am
Mẹo cho người dùng AutoCAD Thu Jan 07, 2021 10:09 am
Honeywell UniSim Design Suite R390.1 Fri Aug 23, 2019 2:18 pm
GET 30% OFF AUTODESK SOFTWARE Mon Aug 14, 2017 3:54 pm

Share | 
 

 Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Phước
.. : Kerosene : ..
.. : Kerosene : ..
Phước

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 345
Được cảm ơn : 57 Birthday : 26/08/1990
Join date : 16/02/2010
Age : 33
Đến từ : Bến Lức, Long An

Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 Vide
Bài gửiTiêu đề: Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958   Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 I_icon_minitimeFri Jun 24, 2011 2:27 pm

mình có đọc 1 bài viết về vấn đề này, nên post lên cho mọi người cùng hiểu:

Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng


Hoàn Cảnh:

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận bản tuyên cáo trên của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên các quần đảo biển Đông. Ông đã viết công hàm ngày 14 tháng 9 và cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958...

Nội Dung:

"Thưa đồng chí Tổng lý

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng".

Phân Tích trên Tạp chí Thời Đại:

Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả. Tác giả Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau:

“Dans ce contexte, les declarations ou prise de position éventuelles des autorités du Nord Vietnam sont sans consequences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement competent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité…”

(Có thể dịch là: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”).

Một lý lẽ thứ hai nữa là đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.

Nếu đặt giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã nêu thuyết “estoppel” để khẳng định những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam, và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế không liệt kê những lời tuyên bố đơn phương trong danh sách những nguồn gốc của luật pháp quốc tế. Estoppel là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia. Câu tục ngữ thường dùng để định nghĩa nó là “one cannot at the same time blow hot and cold.”[72] Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó.

Thuyết estoppel bắt nguồn từ hệ thống luật quốc nội của Anh, được thâu nhập vào luật quốc tế. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch (clair et non equivoque).

2. Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh-Mỹ gọi là “reliance”.

3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.

4. Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…

Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố mình sẽ làm hoặc không làm một việc gì, thì quốc gia phải thực sự có ý định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó.

Thuyết estoppel với những điều kiện trên đã được án lệ quốc tế áp dụng rất nhiều. Trong bản án “Thềm lục địa vùng Biển Bắc” giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Đan Mạch/Hà Lan, Toà án quốc tế đã phán quyết rằng estoppel không áp dụng cho Cộng hòa Liên bang Đức, mặc dù quốc gia này đã có những lời tuyên bố trong quá khứ nhằm công nhận nội dung của Công ước Genève 1958 về thềm lục địa, vì Đan Mạch và Hà Lan đã không bị thiệt hại khi dựa vào những lời tuyên bố đó.

Trong bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua” giữa Nicaragua và Mỹ, Toà đã phán quyết như sau: “… ‘Estoppel’ có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rõ rệt và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại”.

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2/ và 3/ đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó. Lúc đó hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn do tình hữu nghị Hoa-Việt. Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rõ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”.

Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.

Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Toà án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí” (intention de se lier), Toà xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thoả ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Toà sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.

Trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc/Tân Tây Lan và Pháp, Pháp đã tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Toà án đã phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa vì Pháp thực sự có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó.

Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.

Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý.

Nếu xét yếu tố liên tục và trường kỳ thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hội đủ tiêu chuẩn này. Estoppel chỉ đặt ra nếu chấp nhận giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một; và cả Pháp trong thời kỳ thuộc địa, và Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975 cũng là một đối với Việt Nam hiện thời. Nếu xem như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia riêng biệt với Việt Nam hiện thời, thì estoppel không áp dụng, vì như đã nói ở trên, lời tuyên bố sẽ được xem như lời tuyên bố của một quốc gia không có quyền kiểm soát trên lãnh thổ tranh chấp. Như vậy, nếu xem Việt Nam nói chung như một chủ thể duy nhất từ xưa đến nay, thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một sự phát biểu có ý nghĩa chính trị trong đoản kỳ thời chiến, so với lập trường và thái độ của Việt Nam nói chung từ thế kỷ XVII đến nay.

Tóm lại, những lời tuyên bố mà chúng ta đang phân tích thiếu nhiều yếu tố để có thể áp dụng thuyết estoppel. Yếu tố “reliance” (tức là quốc gia kia có dựa vào lời tuyên bố của quốc gia này mà bị thiệt hại), và yếu tố “ý chí” (tức là quốc gia phát biểu lời hứa có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó) rất quan trọng. Không có “reliance” để giới hạn sự áp dụng của estoppel thì các quốc gia sẽ bị cản trở trong việc hoạch định chính sách ngoại giao. Các quốc gia sẽ phải tự ép buộc cố thủ trong những chính sách ngoại giao lỗi thời. Khi điều kiện chung quanh thay đổi, chính sách ngoại giao của quốc gia kia thay đổi, thì chính sách ngoại giao của quốc gia này cũng phải thay đổi. Các quốc ga đổi bạn thành thù và đổi thù thành bạn là chuyện thường.

Còn những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật tình có ý muốn bị ràng buộc, thì nó chẳng khác gì những lời hứa vô tội vạ, những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử. Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Ngoại trừ tục lệ quốc tế và những điều luật của Jus Congens, không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ý muốn của mình, khi mà quốc gia này không gây thiệt hại cho quốc gia nào khác. Vì vậy ý chí của quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương.

Theo hoangsa.org
Về Đầu Trang Go down
FCC
.. :: Gasoline A92 :: ..
.. :: Gasoline A92 :: ..
FCC

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 691
Được cảm ơn : 43 Birthday : 20/11/1990
Join date : 28/04/2011
Age : 33
Đến từ : gần Nghi Sơn

Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958   Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 I_icon_minitimeFri Jun 24, 2011 7:25 pm

Chỉ vì đang đánh nhau với Mĩ nên mới nhượng bộ với TQ thôi (để nó cho hàng viện trợ từ Liên Xô qua thôi). Với lại đúng như bài báo đã viết, QĐ Trường Sa và Hoàng Sa đang là của Việt Nam Cộng Hòa (nhà Nguyễn--> thực dân Pháp--> Việt Nam Cộng Hòa liên tục thực hiện chủ quyền trên 2 quần đảo này) nên công hàm không có giá trị.
Về Đầu Trang Go down
 

Vài điều về công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh :: Khu vực lưu trữ-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất