Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Kungfu Thiếu Lâm Tự 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

Kungfu Thiếu Lâm Tự 1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn lớp ĐH Hóa Dầu 4 - Bộ môn Hóa Dầu - ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Comfort and confidentiality for casual dating Wed Apr 03, 2024 1:58 am
True Females Exemplary Сasual Dating Tue Feb 13, 2024 11:09 am
Xu hướng ReaL-time từ kết xuất đến mô phỏng sản phẩm Mon Aug 07, 2023 10:38 am
Digital Twin và Unity là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt Wed Jul 19, 2023 11:02 am
Tổng hợp các playlist cho người học 3D Fri Mar 03, 2023 9:09 am
Bản tin công nghệ CAD - 12 Trends Thiết kế đồ hoạ đầy cảm hứng cho năm 2023 Fri Feb 17, 2023 9:32 am
Công nghệ đồ hoạ đằng sau siêu phẩm Avatar 3D Thu Feb 02, 2023 9:35 am
Bí kíp tiết kiệm thời gian render Tue Jan 10, 2023 10:09 am
BricsCAD - Phần mềm CAD 2D/3D mới thay thế AutoCAD? Mon Dec 19, 2022 3:13 pm
Một số điều có thể bạn chưa biết về vật liệu Nhôm. Fri Dec 09, 2022 10:17 am
CÁCH TẠO VÀ KẾT XUẤT NHÂN VẬT BẰNG ORNATRIX Thu Nov 24, 2022 1:28 pm
Trao đổi tệp DWG trong Hợp tác thiết kế Fri Nov 04, 2022 1:23 pm
Có nên đăng ký thi chứng chỉ phần mêm quốc tế? Liệu có cần thiết? Thu Oct 13, 2022 1:53 pm
Computer-Aided Design là gì? Ưu nhược điểm của CAD trong thiết kế đồ họa ở nhiều lĩnh vực Wed Sep 07, 2022 2:44 pm
Ebook AutoCAD Tue Aug 23, 2022 8:42 am
Xu hướng ứng dụng phần mềm cho Thương mại điện tử, đồ hoạ AR và VR, Visualization Wed Aug 17, 2022 2:14 pm
CAD là gì? Kiến thức cơ bản và 10 phần mềm CAD tốt nhất cho mọi cấp độ người dùng Wed Aug 10, 2022 9:32 am
Tin công nghệ phần mềm không thể bỏ qua trong năm 2023 Mon Aug 08, 2022 2:00 pm
Phần mềm điều khiển máy tính từ xa, hỗ trợ làm việc nhiều nhóm hiệu quả Mon Aug 01, 2022 2:29 pm
Các Phần Mềm Thiết Kế Cảnh Quan Chuyên Nghiệp trong năm 2023 Fri Jul 29, 2022 8:55 am
V-Ray ra mắt các gói license mới, cơ hội trải nghiệm tất cả V-Ray trong 1 lần dùng Trial :lol: Tue Jul 26, 2022 9:44 am
Phần mềm thiết kế, mô phỏng tốt nhất hiện nay Wed Jul 20, 2022 3:55 pm
Thời đại 4.0, mọi việc đều cần đến phần mềm thì một CADer cần biết những gì? Fri Jul 15, 2022 8:48 am
Một số trang thông tin phần mềm công nghệ bạn nên theo dõi Mon Jul 04, 2022 4:09 pm
6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Empty 6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Wed Mar 02, 2022 11:11 pm
Phối cảnh không giới hạn với bản cập nhật 3ds Max 2022.3 Tue Dec 21, 2021 3:10 pm
Top 10 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất hiện nay. Fri Jan 15, 2021 10:34 am
Mẹo cho người dùng AutoCAD Thu Jan 07, 2021 10:09 am
Honeywell UniSim Design Suite R390.1 Fri Aug 23, 2019 2:18 pm
GET 30% OFF AUTODESK SOFTWARE Mon Aug 14, 2017 3:54 pm

Share | 
 

 Kungfu Thiếu Lâm Tự

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Phước
.. : Kerosene : ..
.. : Kerosene : ..
Phước

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 345
Được cảm ơn : 57 Birthday : 26/08/1990
Join date : 16/02/2010
Age : 33
Đến từ : Bến Lức, Long An

Kungfu Thiếu Lâm Tự Vide
Bài gửiTiêu đề: Kungfu Thiếu Lâm Tự   Kungfu Thiếu Lâm Tự I_icon_minitimeFri Apr 09, 2010 8:10 pm

Huyền thoại Thiếu Lâm Tự: Từ Đạt Ma đến 72 tuyệt kỹ

“Thiên hạ kungfu xuất Thiếu Lâm”, có lẽ không phải chờ đến những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Thiếu Lâm Tự mới được biết đến như là một Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm trung nguyên.

Trên thực tế, kungfu Thiếu Lâm chính là hình ảnh đại diện của nền võ học Trung Hoa, là cơ sở cho võ công của nhiều môn phái khác, và do đó cũng là phần cơ bản nhất tạo nên môn võ Wushu mà người Trung Quốc tự hào đem ra giới thiệu với thế giới dưới tư cách một phần tinh túy nhất trong truyền thống võ học của mình.

Cùng với thời gian, đặc biệt dưới ảnh hưởng của các tiểu thuyết, phim ảnh võ hiệp, kungfu Thiếu Lâm Tự trong mắt chúng ta ngày càng nhuốm màu sắc huyền bí và kì ảo.

Nhưng điều thú vị là ở chỗ, những gì còn lại đến hôm nay của võ học Thiếu Lâm đủ để chúng ta tin rằng những điều truyền tụng không phải không có cơ sở. Người hâm mộ hẳn đều hơn một lần tự hỏi: Có thật là dưới gầm trời này, trong thế giới thực tại này vẫn tồn tại một không gian võ học cao minh, bí ẩn của ngàn năm trước? Và phải chăng những bí kíp Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh... vẫn nằm yên trong Tàng Kinh các một ngày nào đó sẽ lại tái xuất giang hồ và gây cơn sóng gió, như chúng đã từng gây ra trong quá khứ? VTC News xin trân trọng đăng tải loạt bài viết thú vị về huyền thoại của môn võ lừng danh thế giới này...

KÌ 1: TỪ ĐẠT MA SƯ TỔ ĐẾN TRUNG NGUYÊN THÁI SƠN BẮC ĐẨU

Ở Trung Quốc hiện nay có đến 10 ngôi chùa mang danh Thiếu Lâm. Tuy nhiên, Thiếu Lâm được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long, cái nôi của thiền tông và võ thuật Trung Hoa là Thiếu Lâm Tung Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay, cách thủ đô Bắc Kinh chừng 600km về phía Nam. Chùa xây dựng trong khu rừng trên đỉnh núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, nên được gọi là “Thiếu Lâm”.


Tung Sơn thắng địa

[You must be registered and logged in to see this image.]

Dãy núi Tung Sơn là một trong Ngũ Nhạc - một trong 5 dãy núi lớn và danh tiếng nhất Trung Hoa, nằm ở phía Nam sông Hoàng Hà và phía Bắc sông Dương Tử (Trường Giang). Núi Thiếu Thất cao chừng 860 trượng, phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện, chung quanh núi được bao phủ bởi rừng thiết mộc, một loại cây rắn chắc như sắt, bền bỉ, quí báu hiếm có, tương truyền do Ðạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làm binh khí và vật dụng cho chùa Thiếu Lâm. Ðỉnh Thiếu Thất bằng phẳng, rộng rãi trên 5.000 trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùa Thiếu Lâm huyền thoại.

Gần Thiếu Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốn trượng, nước trong suốt, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnh Thiếu Thất nhìn xuống mặt hồ giống như một vầng trăng lớn. Hồ là nơi tập luyện "thủy công" cho các môn đồ Thiếu Lâm sau này.


Theo sử sách ghi lại, vào đời Hán, Minh Đế một hôm mơ thấy vị thần người tỏa ánh vàng bay đi bay lại trong cung, có người nói là đức Phật Tây phương, vua bèn cho người sang Tây vực cầu Phật pháp, mời về hai vị cao tăng Ấn Độ là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, lập chùa Bạch Mã ở Lạc Dương để hai người giảng kinh. Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau hai người muốn tìm chốn núi cao rừng thẳm để tu luyện, bèn xin tìm nơi thanh tĩnh lập chùa, và đặt chân lên miền đất phúc Tung Sơn, xây dựng Đông Đô Đại Pháp Vương Tự.

Minh Đế sùng Phật, quan lại trong triều không kể cao thấp đều phải đến đây nghe giảng kinh. Tại đây, hai vị cao tăng đã dịch xong bộ Tứ thập nhị chương kinh (Bộ kinh 42 chương, được Kim Dung mô tả là đối tượng truy tìm của cả võ lâm và triều đình trong cuốn tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Lộc đình ký). Như vậy, hạt giống Phật giáo từ Tây phương bay tới Trung Hoa đã nảy mầm ngay trên đất Tung Sơn.


Thời Tam Quốc, cũng trên đất Tung Sơn xuất hiện vị tăng nhân người Hán đầu tiên trong lịch sử, đó là Chu Sĩ Hạnh, người đầu tiên sang Tây Phương cầu pháp, mang về bản kinh Bát nhã bằng tiếng Phạn. Sách xưa chép rằng, khi ông mất, đệ tử đem hỏa táng, đến lúc lửa cháy tàn mà thân xác vẫn như còn nguyên; đến khi niệm chú thì xương cốt mới tan ra.



Năm Khai Hoàng thứ 20 đời Tùy Văn Đế, cao tăng Huyền Trang ra đời ở thôn Trần Hà dưới chân núi Tung Sơn. Bấy giờ các tông phái Phật giáo ở Trung Quốc đua nhau nổi lên, Huyền Trang nhận thấy kinh điển các phái khác nhau, tranh luận không dứt, mà xét cho cùng là do không có kinh điển gốc để tra cứu, bèn vượt gian khổ sang Thiên Trúc thỉnh kinh, mang về dịch trong 19 năm, tất cả 1331 quyển.



Truyền thuyết Đạt Ma

[You must be registered and logged in to see this image.]

Theo ghi chép trong cổ tịch, Thiếu Lâm là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Trung Quốc, được Hiếu Văn đế triều Bắc Ngụy cho xây dựng năm Thái Hòa thứ 19 (495) làm nơi tu hành và thuyết giảng cho nhà sư Bạt Đà, vị thần tăng người Ấn Ðộ đầu tiên đến Trung Hoa truyền bá Phật pháp. Tuy nhiên, kungfu Thiếu Lâm lại gắn với tên tuổi của Đạt Ma sư tổ, tức Bồ Đề Đạt Ma, người được cho là tổ khai sơn của Thiền tông Trung Hoa.

Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, vượt biển sang Trung Hoa truyền pháp. Lương Vũ Đế chuộng đạo, mời Đạt Ma đến hội kiến, nhưng không cùng chí hướng; Đạt Ma bứt một cọng lau ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang vân du lên miền Giang Bắc.

Năm Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Bồ Đề Đạt Ma đến Thiếu Lâm. Có nhà sư ở Tung Sơn tên là Thần Quang nghe danh đến xin bái yết. Đạt Ma vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì. Thần Quang không nản, nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”.

giữa đêm tháng chạp tuyết lớn đầy trời, Thần Quang đứng chờ bất động bên ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối. Đạt Ma lúc ấy mới hỏi: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Thần Quang khóc mà nói: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”. Biết Đạt Ma còn e mình chỉ nhất thời kích động, không thể lâu dài, Thần Quang liền rút đao tự chặt đứt cánh tay trái, đặt trước mặt thầy. Đạt Ma bấy giờ mới nhận làm đệ tử, đổi pháp danh là Huệ Khả. Trong chùa Thiếu Lâm hiện nay còn Lập tuyết đình, xây dựng dưới thời Đường, nhằm ghi lại sự tích Huệ Khả chặt tay cầu đạo.

Tương truyền, trong thời gian ở Thiếu Lâm, thấy nhiều nhà sư thể trạng yếu đuối, không chịu nổi khí lạnh của núi rừng và thường hay ngủ gật trong lúc nghe thuyết giảng, Đạt Ma bắt đầu nghĩ cách tu rèn thân thể và khắc chế ngoại cảnh cho người học đạo. Kết quả sau 9 năm diện bích tham thiền (ngồi thiền quay mặt vào tường) trong động Trấn Vũ trên núi Thiếu Thất, ngài đã tìm ra tinh yếu và đúc kết vào trong hai cuốn Dịch cân kinh rèn luyện nội công và Tẩy tủy kinh rèn luyện khí công.

Có thuyết còn nói rằng, hai bộ Cửu dương chân kinh và Cửu âm chân kinh cũng do Đạt Ma sáng tạo ra. Trong khi đó, một số nghiên cứu lại nhận định, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ để tạo nên các bài tập rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho việc tu hành.

Theo truyền thuyết đạo Phật, sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma trong thời gian ở Trung Quốc đã dùng 4 quyển Lăng già kinh để dạy đệ tử, sau truyền lại cho Huệ Khả, từ đây, Thiền Tông Trung Quốc có thế hệ truyền pháp đầu tiên.

Sau khi Bồ Đề Đạt Ma viên tịch (536), các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức ngài truyền lại. Thiếu Lâm phái qua nhiều đời đã được các sư tăng xiển dương, đúc kết và phát triển mạnh mẽ và dần trở thành Bắc đẩu của các võ phái Trung Hoa. Việc hệ thống hóa võ thuật Thiếu Lâm được cho là bắt đầu từ những võ quan về hưu tu hành tại chùa.

Năm Kiến Đức thứ 3 đời Bắc Chu, Vũ Đế cấm Phật, chùa bị phá. Những năm Đại Tượng được xây dựng lại, đổi tên thành chùa Bộ Cô, mời 120 người gồm Huệ Viễn, Hồng Tuần… đến tu hành, gọi là “Bồ tát tăng”. Đời Tùy Phật giáo hưng thịnh, sắc cho lấy lại tên Thiếu Lâm Tự, ban cấp đất đai, thành ngôi chùa lớn bậc nhất ở phương Bắc.

13 võ tăng đời Đường

Đến đời Đường (618 - 907), Lục tổ Huệ Năng đề ra chủ trương đốn ngộ, cho rằng việc tu hành không cần phải tách rời đời sống thực, “gánh nước chặt củi, đều là diệu đạo”. Công phu Thiếu Lâm bắt nguồn chính từ sinh hoạt thường ngày của tăng nhân. Tương truyền, đệ tử Huệ Quang khi mới 12 tuổi có thể đứng trên miệng giếng sâu đá cầu 500 quả, chứng tỏ công phu không phải hạng tầm thường. Rất nhiều chiêu thức của võ công Thiếu Lâm đều là sự phát triển từ những động tác thường ngày như gánh nước, quét sân, bổ củi… Công phu cao nhất thực ra lại có nguồn gốc hết sức bình dị.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Đầu đời Đường, Thiếu Lâm đã có một đội ngũ tăng lữ dũng mãnh, thiện chiến. Khoảng năm Vũ Đức, 13 tăng nhân Thiếu Lâm Tự tham gia trợ chiến giải vây trong cuộc chiến thảo phạt Vương Thế Sung của Tần vương Lý Thế Dân, lập công trạng lớn.

Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhiều đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và Đàm Tông. Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông Lý Thế Dân phong cho hòa thượng Đàm Tông làm Đại tướng quân, đồng thời đặc chỉ cho phép các hòa thượng Thiếu Lâm được luyện đội ngũ tăng binh, lại cho phép đại khai sát giới. Các triều đại sau này vẫn theo lệ đó.

Hiện nay trong chùa còn tấm bia Đường Thái Tông tứ Thiếu Lâm Tự chủ giáo ghi lại giai đoạn lịch sử này. Đây chính là sự kiện lịch sử được dùng làm bối cảnh cho bộ phim Thiếu Lâm Tự bản 1982 do Lý Liên Kiệt thủ vai chính Giác Viễn, học trò của Đàm Tông.

Cao Tông và Võ Tắc Thiên cũng thường đến viếng chùa, phong thưởng rất hậu. Được sự ủng hộ to lớn của triều đình, Thiếu Lâm nhanh chóng phát triển thành Đại phật tự danh trấn thiên hạ. Sau này các vị võ quan của triều đại nhà Đường khi về hưu cũng thường đến chùa Thiếu Lâm để trao đổi võ thuật, tạo nên một không khí giao lưu võ học trở thành truyền thống của nhà chùa cho đến các đời sau.

Nhưng cho đến lúc này các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng và phát triển đúng tầm cỡ, vì lúc đó các phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành, và vũ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chíh là cây côn, mà chủ yếu là trường côn. Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật, cấm các tăng nhân sử dụng vũ khí bằng kim loại sắc nhọn có thể gây sát thương. Chính vì vậy, dễ lí giải vì sao côn pháp Thiếu Lâm lại tiến rất nhanh đến trình độ điêu luyện và tinh diệu. Các loại binh khí khác (thập bát ban binh khí võ nghệ) chỉ được phát triển ở các dòng Nam quyền và Bắc quyền Thiếu Lâm sau này mà thôi.

Khoảng năm Hội Xương, Vũ Tông cấm Phật, chùa bị phá đến phân nửa, suy dần trong những năm cuối đời Đường và được khôi phục dưới đời Tống.

Tống Thái Tổ và truyền thuyết Hồng quyền

Lịch sử chép rằng, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lúc thiếu thời đã từng lên Thiếu Lâm học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật trong chùa Thiếu Lâm, sáng tạo ra Tam thập lục thế trường quyền (36 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Thiếu Lâm Thái tổ hồng quyền.

Sử liệu thời nhà Tống cũng ghi nhận Triệu Khuông Dẫn thường sử dụng côn pháp khi lâm trận, nghệ thuật côn pháp của ông điêu luyện và hiệu quả không kém các đại tướng của ông với các loại binh khí khác.

Tuy nhiên có một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian mà Thiếu Lâm Tự cũng công nhận: bài Thái Tổ Trường Quyền không phải do Triệu Khuông Dẫn tự soạn ra, mà do ông nằm mơ được tiên nhân dạy cho 36 động tác căn bản của Hồng Quyền, rồi tỉnh dậy theo đó soạn lại. Tuy nhiên, những yếu tố nhuốm màu truyền thuyết này không ngăn cản Hồng quyền trở thành cơ sở để hình dung diện mạo võ công Thiếu Lâm đời Tống.

Thời kì này, võ công Thiếu Lâm lại tiếp tục được nâng cao, tăng nhân trong chùa có đến hơn 2000 người. Các nhà sư bắt đầu tổng hợp những phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không, một thể thức đang được lưu truyền trong dân gian lúc đó. Có thể kể ra một số bài quyền ra đời trong thời kỳ này là Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp Quyền và Khán Gia Quyền của hòa thượng Phúc Cư.

Thiếu Lâm đại hội và 72 tuyệt kĩ

Năm Hoàng Khánh thứ nhất (1312), Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt mệnh cho hòa thượng Phúc Dụ trụ trì chùa Thiếu Lâm, phong cho làm Tấn Quốc Công, thống lĩnh các chùa quán ở Tung Sơn. Từ đó các cao tăng trong ngoài Trung nguyên tụ hội về đây, thi triển võ công, đàm đạo Phật pháp, tăng chúng thường trên dưới 2000 người.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Tuy nhiên, sự súc tích của các pho sách tổ sư để lại đã khiến tăng chúng không đạt được sự thống nhất trong cách hiểu, từ đó nảy sinh nhiều võ công mới lạ, có lúc rời xa những nguyên lý căn bản. Từ cuối đời Tống, Thiếu Lâm phái nổi lên phong trào sáng tạo mạnh mẽ chưa từng thấy, người người, nhà nhà đều tự nhận mình là môn đồ Thiếu Lâm chính tông. Hiện tượng này chắc chắn không đưa võ công Thiếu Lâm đến đỉnh thịnh, mà dẫn đến tạp nhiễm và suy thoái. Đó không phải điều các trưởng tràng Thiếu Lâm trông đợi.


Mùa thu năm 1333, vào đời vua Huệ Tông nhà Nguyên, để chỉnh lý nội bộ Thiếu Lâm phái đã phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát, Đại hội võ thuật Thiếu Lâm được mở tại Tàng Kinh Các. Đại hội triệu tập 700 trưởng tràng các chi nhánh, các tân môn, cựu môn, các quan nhân nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh, chủ trì đại hội là thiền sư phương trượng đời thứ 12 Nguyên Hạnh và 4 vị trưởng lão tiền bối trước đó đã ẩn cư trên 20 năm trong núi sâu.

Nguyên Nhiên, bấy giờ là một môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm, đưa ra ý kiến khởi đầu các môn đồ phải tập những võ công căn bản, sau đó tùy sở trường của từng người thì luyện tập các môn mình thấy phù hợp. Ý kiến được các sư trưởng và toàn thể Đại hội nhất trí thông qua.

Sau khi tổng kết, xem xét hàng ngàn phương pháp, cách thức, bí quyết tu luyện võ công, gồm khinh công, thủy công, nhuyễn công, ngạnh công, nội công, ngoại công… được các trường tràng, các chi nhánh và các cao thủ phát triển trên nền tảng võ học Thiếu Lâm phái, Đại hội đã tiến hành sắp xếp, phân loại, và tổng hợp thành Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công - 72 tuyệt kỹ võ học Thiếu Lâm Tự, bao quát toàn diện những hệ thống võ công từ nguyên khởi đến cả những thời điểm hoàng kim nhất của võ phái, và dù sau này có một thiên tài võ học tìm thêm được các công phu nào đó và tuyên bố rằng đó là một hệ thống chưa từng có, thì cũng vẫn có thể xếp vào một trong 72 môn loại đã được Đại hội ấn định.

Cuối đời Nguyên, thiên hạ đại loạn, quân Khăn đỏ kéo đến Thiếu Lâm, tăng chúng tản đi khắp nơi. Như mỗi lần Trung nguyên rơi vào vòng binh hỏa, kungfu Thiếu Lâm lại có dịp xuất thế lập công, và đó cũng là tiền đề cho thời kì cực thịnh của võ công Thiếu Lâm dưới đời Minh.

Theo [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
Phước
.. : Kerosene : ..
.. : Kerosene : ..
Phước

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 345
Được cảm ơn : 57 Birthday : 26/08/1990
Join date : 16/02/2010
Age : 33
Đến từ : Bến Lức, Long An

Kungfu Thiếu Lâm Tự Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Kungfu Thiếu Lâm Tự   Kungfu Thiếu Lâm Tự I_icon_minitimeFri Apr 09, 2010 8:20 pm

Thiếu Lâm tự và sự thật bí kíp tuyệt học Dịch cân kinh

Trong các tiểu thuyết võ hiệp, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh là những bí kíp mà cả võ lâm đều mơ có được. Nếu như Dịch cân kinh được mô tả có thể giúp hoán chuyển kinh mạch, phát dương nội công, thì Tẩy tủy kinh là thần pháp biến đổi từ bên trong, giúp con người cải lão hoàn đồng.

Từ sức hút của huyền thoại…

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Dịch cân kinh được nhà văn Kim Dung mô tả là thần công do thiền sư Thiên Trúc là Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra, uy lực vô cùng lớn, “hàng trăm năm qua không phải bậc kì nhân thì không truyền thụ, mà dẫu kì nhân nhưng không gặp kì duyên thì cũng không truyền thụ; dù có là đệ tử xuất chúng của chính Thiếu Lâm mà không có phúc duyên thì cũng không được truyền”.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Lệnh Hồ Xung - người hùng thoát chết nhờ Dịch cân kinh

Trong tiểu thuyết này, Lệnh Hồ Xung đại đệ tử phái Hoa Sơn bị nhiều luồng chân khí hỗn chiến trong cơ thể, tình trạng vô cùng nguy kịch, chỉ có Dịch cân kinh mới hóa giải được. Nhưng muốn học, điều kiện đầu tiên là phải gia nhập Thiếu Lâm, mà chàng thà chết không phản bội Hoa Sơn, do đó kiên quyết không chịu học. Cuối cùng, cảm kích trước nghĩa khí và công lao của vị thiếu hiệp, Phương Chính đại sư của Thiếu Lâm đã phá luật, mượn lời Phong Thanh Dương để truyền lại bí kíp này cho Lệnh Hồ Xung.

Còn trong Thiên long bát bộ, Trang Tụ Hiền nhờ luyện Dịch cân kinh mà đẩy được kịch độc băng hàn ra khỏi cơ thể, tự chữa vết thương, rồi trở thành cao thủ hàng đầu trên giang hồ. Ở một cuốn tiểu thuyết Kim Dung khác, Anh hùng xạ điêu, Quách Tĩnh cũng nhờ vào bộ bí kíp này để giải thoát cho mình và Hoàng Dung, vạch mặt Dương Khang trong đại hội Cái Bang.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Một bản Dịch cân kinh lưu truyền


Sức hấp dẫn của bí kíp võ công này qua nghệ thuật mô tả của Kim Dung lớn đến nỗi, trước năm 1975, ở Sài Gòn xuất hiện những bản Dịch cân kinh giả khác với bản lưu truyền tại Trung Quốc; trong điều kiện khó khăn về thông tin, sách vở bấy giờ, rất nhiều người đã tin và học theo, nhẹ thì vô ích, nặng dẫn tới mất mạng.

Trên thực tế, trước khi đi vào tiểu thuyết, ở Trung Quốc, Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh đã là những huyền thoại. Tương truyền sau khi Đạt Ma viên tịch, đệ tử Thiếu Lâm tìm thấy trong động một hộp sắt không khóa, nhưng không thể mở ra. Sau đó, có tăng nhân nghĩ ra cách nung nóng hộp, mới mở được, thì ra hộp được hàn kín bằng sáp để tránh hơi nước tràn vào làm hỏng. Trong hộp có hai cuốn sách, một cuốn là Dịch cân kinh, cuốn kia là Tẩy tủy kinh, đều viết bằng chữ Phạn.

Một thuyết cho rằng, bấy giờ ở Thiếu Lâm, người thực sự thông hiểu tiếng Phạn chỉ có Nhị tổ Huệ Khả. Huệ Khả để Dịch cân kinh lại Thiếu Lâm, mang theo cuốn Tẩy tủy kinh đi vân du thiên hạ. Các tăng nhân khác trong chùa cũng có mấy người biết chút tiếng Phạn, cùng nhau dịch ra rồi theo đó tu luyện, dẫn đến công phu Thiếu Lâm sau này chia nhiều nhánh, có sự sai khác.

Sau đó, có vị tăng nhân mang Dịch cân kinh lên núi Nga Mi gặp nhà sư người Thiên Trúc Bát Lạt Mật Đề, tạo ra bản Dịch cân kinh chữ Hán đầu tiên. Vân du quay về, Huệ Khả mang theo bản dịch Tẩy tủy kinh của mình, lúc đó mọi người mới phát hiện ra Dịch cân kinh với Tẩy tủy kinh là một.

Một thuyết khác phổ biến hơn, và được hưởng ứng hơn, đó là Tẩy tủy kinh đã bị thất truyền. Sự ủng hộ đối với giả thuyết này có lẽ phát sinh từ tâm lí kì vọng, bởi Tẩy tủy kinh vốn được coi là phương pháp tu luyện giúp cải lão hoàn đồng – điều luôn có sức hấp dẫn với bất cứ ai; và việc có đến 2 bộ chân kinh chắc chắn hấp dẫn hơn việc hai bí kíp đó chỉ là một. Đồng thời, khi một bộ võ công bị thất truyền, cũng không loại trừ khả năng nó đang được giữ kín ở đâu đó và sẽ tái xuất giang hồ vào một ngày không hẹn trước, khi đó giang hồ sẽ lại nổi sóng, bước vào một cuộc tranh giành mới để độc chiếm thứ tuyệt đỉnh công phu.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Đại Hùng bảo điện của Thiếu Lâm luôn được cho là ẩn giấu những bí kíp võ công.

Quan niệm truyền thống cũng cho rằng, kể từ khi Dịch cân kinh ra đời, đối với tăng nhân Thiếu Lâm, ngồi thiền và luyện công mới bắt đầu trở thành hai mặt không thể tách rời, tạo ra nguyên lí “thiền võ hợp nhất” của công phu Thiếu Lâm Tự.

…Đến thực tế

Tuy nhiên, sử liệu có vẻ lại cho thấy điều gần như hoàn toàn ngược lại, điều có thể làm thất vọng những “anh hùng xạ điêu” thời hiện đại đang ôm mộng chạm vào bí kíp ngàn năm.

Lần theo dòng lịch sử, từ đời Đường trở về trước, chưa có tài liệu chính thức nào đủ chứng minh chuyện Đạt Ma truyền dạy võ công cho đệ tử. Thời Tống Chân Tông, Trương Quân Phòng soạn một bộ Vân kíp thất bá, thuộc loại sách về Đạo giáo, trong đó có một thiên “Đạt Ma đại sư trú thế lưu hình nội chân diệu dụng quyết”.

Theo ghi chép trong Tống sử, có một cuốn Tồn tưởng pháp, một cuốn Thai tức quyết của Đạt Ma, một cuốn Đạt Ma huyết mạch luận của Huệ Khả, đều là những sách dạy về luyện khí, dưỡng thần. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, có khả năng những sách này là do người đời Tống tạo ra rồi gán tên cho Đạt Ma.

Đến năm Thiên Khải thứ 4 đời Minh (1624), Tử Ngưng đạo nhân ở núi Thiên Thai tên là Tông Hành có đưa ra một bộ Dịch cân kinh, nói là của Bồ Đề Đạt Ma. Trong cuốn sách này có hai lời tựa, một của danh tướng Lí Tĩnh đời Đường, viết năm Trinh Quán thứ 2 (628), một của danh tướng đời Tống là Ngưu Cao, viết năm Thiệu Hưng thứ 12 (1142).

Phần tựa của Lí Tĩnh viết: “Sau khi Đạt Ma qua đời, để lại một hòm sắt, tăng đồ mở ra thấy có một bộ Dịch cân kinh và một bộ Tẩy tủy kinh, đều viết bằng tiếng Phạn. Tẩy tủy kinh bị Huệ Khả đem đi, đã thất truyền; Dịch cân kinh tuy còn ở Thiếu Lâm Tự, nhưng chỉ có thể đọc hiểu được một phần nhỏ, các tăng đồ diễn giải theo ý mình, rồi theo đó mà tập, vì vậy trở thành bàng môn, mất đi yếu chỉ thực sự của việc chân tu. Sau đó, có cao tăng người Thiên Trúc là Bát Lạt Mật Đề dịch ra, rồi chuyển đến tay Cầu Nhiêm Khách, người này giao lại cho Lí Tĩnh và gọi đó là “tiên thánh chân truyền”.

Phần tựa của Ngưu Cao thậm chí còn li kì hơn, và gắn với một nhân vật được người Trung Quốc nói chung và giới võ lâm nói riêng hết sức sùng bái: Nhạc Phi.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Người hùng Nhạc Phi.

Bài tựa viết: Trên đường hành quân, Ngưu Cao gặp một nhà sư tự xưng là sư phụ của Nhạc Phi. Vị cao tăng than rằng Nhạc Phi danh tuy thành mà chí chưa đạt, rồi nhờ Ngưu Cao chuyển cho vị danh tướng này một cái hộp, trong có hai quyển Dịch cân kinh; sau đó vị hòa thượng nói phải sang Tây phương gặp sư phụ Đạt Ma, và theo cơn gió mà biến mất. Không lâu sau đó, Nhạc Phi bị gian thần hãm hại, nên bộ sách này vẫn do Ngưu Cao giữ và truyền lại.

Tuy nhiên, dựa trên nhiều cứ liệu như văn phong, cú pháp, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại nhận định: chính Tông Hành đã ngụy tạo ra hai phần lời tựa kể trên, nhằm tăng tính chất cao siêu thần bí cho cuốn sách của mình.

Lúc đầu, Dịch cân kinh chỉ lưu truyền một bản sao, đến giữa đời Thanh bắt đầu xuất hiện bản khắc. Năm Hàm Phong thứ 8 (1858), thêm một bản từ Thiếu Lâm truyền ra, gọi là Vệ sinh yếu thuật. Vương Tổ Nguyên ở lại Thiếu Lâm 3 tháng, tìm được một bản Nội công đồ, một bản Thương bổng phả, nội dung giống như Vệ sinh yếu thuật, liền san cải, bỏ bớt những phần tạp lẫn vào và đặt tên là Nội công đồ thuyết. Những bản khắc đời Thanh này đều dựa trên cơ sở Dịch cân kinh, nhưng bổ sung rất nhiều nội dung, trong đó một phần lấy từ sách Thọ thế truyền chân của Từ Minh Phong đời Càn Long.

Năm 1938, Ngô Đồ Nam xuất bản cuốn Quốc thuật khái luận, trong đó những phần nói về Thiếu Lâm đều dựa theo thuyết cũ, cho Đạt Ma là thủy tổ, và cho Bạt Đà – Huệ Quang – Đạt Đàm – Đạt Ma – Huệ Khả là các thế hệ truyền thừa.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Vài thế tập Dịch cân kinh trong các bản hiện tồn


Năm 1984, trong bài nghiên cứu “Võ thuật Thiếu Lâm thực chất không có liên quan gì đến Đạt Ma”, giáo sư Trương Truyền Tỉ của đại học Bắc Kinh đã bác bỏ một cách tương đối thuyết phục thuyết Dịch cân kinh do Đạt Ma sáng tạo ra. Dịch cân kinh, tác phẩm được coi là cội nguồn công phu Thiếu Lâm, thực chất là một cuốn sách rèn luyện công phu giúp lưu thông kinh mạch, cường gân tráng cốt của các chân nhân Đạo giáo. Quan điểm này gần đây (2007) đã được chính Thiếu Lâm Tung Sơn xác nhận trên website chính thức của mình.

Đây là một tuyên bố gây thất vọng với rất nhiều người, đặc biệt là những fan của Kim Dung, Cổ Long vốn sùng bái những Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh, Cửu âm chân kinh… những bí kíp thượng thừa mang màu sắc huyền thoại.

Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác cho rằng, ngay cả khi Dịch cân kinh không phải do Đạt Ma sáng tạo ra, thì cũng không phải vô tình mà nó được gán cho Thiếu Lâm; việc nói rằng Tông Hành mượn tên tuổi Đạt Ma cũng khá khiên cưỡng, bởi lẽ các môn phái đều ưu tiên tôn vinh tổ sư của mình, mà bản thân các tông sư của Đạo giáo như Thái thượng lão quân có tầm ảnh hưởng không kém gì Đạt Ma.

Mặt khác, Thiếu Lâm Tự ngày nay đã không còn giữ được nguyên vẹn những kì thư trong Tàng Kinh Các sau nhiều lần binh hỏa, nhiều tuyệt kĩ cũng đã thất truyền, cho nên những gì còn lại ở Thiếu Lâm hiện nay không đủ chứng minh diện mạo Thiếu Lâm trong quá khứ, và những gì các hòa thượng Tung Sơn ngày nay biết đến cũng không phải là toàn bộ sự thật về Thiếu Lâm.

Mặt khác, ngay cả khi phải thừa nhận rằng Dịch cân kinh không bắt nguồn từ Đạt Ma, Thiếu Lâm Tự vẫn coi đây là một pho võ công quý. Bản thân cuốn sách này cũng được đưa vào các sách dạy y học cổ truyền của Trung Quốc như một tông thư hàng đầu.

Gần đây, dư luận lại xôn xao khi tìm thấy ở Tứ Xuyên một cuốn Dịch cân tẩy tủy kinh bản khắc in, trên có chữ “Nam Tống Thiếu bảo Nhạc Bằng phụng giám định bản nha tàng”. Việc cuốn sách được khắc in cho thấy tính chính thống và tin cậy của tư liệu trên sách, khiến dư luận hết sức hứng khởi. Nếu được xác minh là đúng, thì thuyết Dịch cân kinh đã có từ đời Tống và gán với tên tuổi Nhạc Phi là hoàn toàn có cơ sở, cũng có nghĩa rằng, bí kíp Dịch cân kinh có thể không chỉ là huyền thoại!

[You must be registered and logged in to see this image.]
Hình ảnh bản Dịch cân tẩy tủy kinh mới công bố.

Cũng nên nhớ rằng, không cần đến khi Dịch cân kinh ra đời, Thiếu Lâm mới trở thành Thái Sơn Bắc đẩu của võ lâm Trung nguyên. Và kungfu Thiếu Lâm vang danh thiên hạ, truyền lại đến ngày nay không chỉ nhờ vào những huyền thoại, mà còn nhờ những tuyệt kĩ và chiêu thức võ công có thật, không chỉ vô cùng hiệu quả, mang tính thực chiến cao, mà còn vô cùng tinh diệu và đẹp mắt.

Theo [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
Phước
.. : Kerosene : ..
.. : Kerosene : ..
Phước

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 345
Được cảm ơn : 57 Birthday : 26/08/1990
Join date : 16/02/2010
Age : 33
Đến từ : Bến Lức, Long An

Kungfu Thiếu Lâm Tự Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Kungfu Thiếu Lâm Tự   Kungfu Thiếu Lâm Tự I_icon_minitimeFri Apr 09, 2010 8:29 pm

Kỳ bí tuyệt kỹ Thập bát La Hán của Thiếu Lâm tự

Những năm 1960, ở Sài Gòn lưu truyền một bài quyền mang tên Thập bát La Hán, giữa lúc bên Trung Quốc còn đang tìm nguồn gốc Thập bát La Hán quyền...

Không dễ dàng gì mà trong thế “muôn nhà đua tiếng” của các võ phái Trung Nguyên tời xưa, Thiếu Lâm lại giữ được vị thế Thái Sơn Bắc đẩu. Đó là một hệ thống phong phú, hợp nhất tinh túy của võ học Trung Quốc trong lịch sử.

Theo các bộ quyền phả còn lưu giữ được, Thiếu Lâm kungfu gồm tất cả 708 bộ, trong đó những kungfu liên quan đến chưởng thuật và vũ khí chiếm 552 bộ, còn lại là các công pháp: 72 tuyệt kỹ, cầm nã pháp, cách đấu pháp, tá cốt, điểm huyệt, khí công… hiện tồn hơn 200 bộ.



Yếu chỉ công phu Thiếu Lâm là thiền - võ hợp nhất. Hòa thượng Thích Diên Võ, truyền nhân chính tông của Thiếu Lâm võ phái hiện nay chia sẻ: “Qua quá trình tích lũy hơn ngàn năm, yếu tố “võ” và “thiền” trong công phu Thiếu Lâm đã kết hợp nhuần nhuyễn, phần võ được dung hòa vào tham thiền. Đây là điểm khác biệt giữa công phu Thiếu Lâm và võ thuật của các phái hệ khác".



Điều đó hẳn nhiên lí giải vì sao những công phu thượng thừa của Thiếu Lâm gắn với các truyền thuyết Phật giáo, đặc biệt là những tuyệt kĩ gắn với tên tuổi đã trở nên lừng danh: Thập bát La Hán.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Thiếu Lâm Đạt Ma viện La Hán Thích Diên Võ.


Thập bát La Hán: Từ truyền thuyết nhà Phật đến Đạt Ma viện

Thập bát La Hán là 18 vị A La Hán trong truyền thuyết nhà Phật, không về Tây Thiên mà ở lại thế gian để hộ trì chính pháp. Các La Hán này vốn dĩ chỉ có 16 người, là những nhân vật có thật trong lịch sử, đệ tử của Phật Thích Ca. Đến cuối đời Đường, người ta thêm vào 2 vị Tôn giả, từ đó mà thành 18 vị.

Sự ra đời danh xưng Thập bát La Hán gắn với nhiều huyền thoại và tranh luận, nhưng một cách đơn giản nhất, nó trùng hợp với văn hóa tâm linh Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung, coi 18 - bội số của 9, là con số đẹp và linh thiêng.



Đó là trong truyền thuyết nhà Phật. Còn ở Thiếu Lâm tự, Thập bát La Hán là 18 đệ nhất cao thủ của Đạt Ma viện, được đứng vào hàng ngũ này là sự thừa nhận cao nhất đối với công phu môn phái. Phan Quốc Tĩnh, tức Thích Diên Võ đại sư nhắc đến ở trên, chính là một trong Thập bát La Hán của Thiếu Lâm Đạt Ma viện, và là nhân vật đại biểu cho Thiếu Lâm kungfu ở Trung Quốc cũng như truyền bá ra thế giới hiện nay.

Hình ảnh vị La Hán hiện đại này thậm chí còn quen thuộc với báo giới hơn cả đương kim phương trượng Thích Vĩnh Tín của Thiếu Lâm tự.



Xét trên phương diện võ học, Thập bát La Hán ghi dấu ấn ở 2 cấp độ: kungfu cá nhân (Thập bát La Hán thủ, La Hán quyền và La Hán công) và trận pháp (Thập bát La Hán trận).



Thập bát La Hán thủ và La Hán quyền



Như đã giới thiệu ở kỳ trước, đời Lương, Đạt Ma sư tổ hành cước phương Nam, trú lại Thiếu Lâm tự, thấy tăng chúng yếu mệt rệu rã, Ngài phán: “Phật pháp tuy ở ngoài thân xác, nhưng muốn đạt được chân tu, trước hết thân xác phải khỏe mạnh, sau đó linh hồn mới dễ ngộ đạo". Ngài bèn dạy cho chúng đệ tử các thuật luyện công, trong đó có 18 phép luyện tập cường gân tráng cốt, gọi là Thập bát La Hán thủ - thủ pháp khai tông mà Đạt Ma truyền lại.

Đến khi Đạt Ma viên tịch, tăng đồ xiêu tán, sự truyền thừa cũng chẳng còn trọn vẹn, những bí kíp Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh đều nhuốm màu truyền thuyết, nhưng Thập bát La Hán thủ thì vẫn còn là bài tập nội môn của đệ tử Thiếu Lâm.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Thập bát La Hán thủ mô phỏng thư thế 18 vị La Hán.


Nói một cách đơn giản, Thập bát La Hán thủ là 18 thế tập, đúng hơn là 18 bước luyện tập, mô phỏng tư thế của 18 La Hán. Đáp lại những lời chê công pháp này quá giản đơn, ai cũng có thể học, người luyện võ thượng thừa đều hiểu rằng, tinh hoa nhiều khi không nằm trong câu chữ cầu kỳ phức tạp, mà ở khả năng của người học lĩnh hội thâm ý bên trong.



Tuy nhiên, Thập bát La Hán thủ có phải là nguồn gốc Thập bát La Hán quyền, và có phải là bài La Hán quyền mà chúng ta từng nghe biết đến hiện nay hay không?

[You must be registered and logged in to see this image.]
La Hán quyền - bích họa trên tường Thiếu Lâm tự.


Qua những tài liệu hiện có, chắc chắn tồn tại ít nhất một bài quyền Thập bát La Hán trong lịch sử. Tuy vậy, nguồn gốc của nó thì còn nhiều tranh cãi.

Truyền thuyết có nhắc về một nhân vật là Giác Viễn thượng nhân, một thiền sư của Thiếu Lâm Tung Sơn, người đã dựa trên nền tảng Thập bát La Hán thủ để tạo ra Thất thập nhị huyền môn (72 kungfu bí truyền) làm nền tảng cho Thiếu Lâm quyền sau này, sau đó truyền lại cho Bạch Ngọc Phong. Bạch Ngọc Phong đã kết hợp với Ngũ cầm hí và Bát đoạn cẩm khai triển thành Ngũ hình quyền. Tuy nhiên, lai lịch của 2 nhân vật này còn nhiều bí ẩn.

Có tài liệu chép rằng Giác Viễn sống vào đầu đời Minh, tức là thời kỳ huy hoàng của Thiếu Lâm kungfu, nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông là người đời Tống – thời kỳ phát triển rực rỡ của quyền thuật Thiếu Lâm, với sự ra đời của Thiếu Lâm Thái Tổ Trường quyền.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Thiếu Lâm Đại La Hán quyền

[You must be registered and logged in to see this image.]
Thiếu Lâm Tiểu La Hán quyền

[You must be registered and logged in to see this image.]
"Thiếu Lâm Tự quyền phả" do chính đương kim trụ trì của Thiếu Lâm tự, Thích Vĩnh Tín chủ biên.

Hiện nay, trong hệ thống quyền pháp Thiếu Lâm Tung Sơn có tồn tại một hệ thống La Hán quyền, nhưng không có bài quyền mang tên Thập bát La Hán. Trong khi đó, những năm 60 của thế kỷ trước, ở Sài Gòn, Việt Nam lại lưu truyền một bài quyền mang tên Thập bát La Hán. Đó là bài quyền do Thiện Tâm thiền sư Đoàn Tâm Ảnh nước ta sáng tạo ra, và chưa nạp vào danh sách của Thiếu Lâm Trung Quốc.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Võ sư Đoàn Tâm Ảnh và cuốn sách Thập bát La Hán quyền



Thập bát La Hán công



Thập bát La Hán công là một trong những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm, nâng được ngàn cân, phá tan gạch đá. Bí quyết của tuyệt kỹ này nằm ở “khí”, tức nội công, nhân tố hết sức cơ bản và có vẻ đơn giản, nhưng lại là nền tảng của võ công, và là niềm kiêu hãnh của các danh môn chính phái.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Cho đến nay, các bài luyện nội công vẫn là phần cơ bản được chú trọng nhất ở Thiếu Lâm. Khi luyện tập phải chuẩn bị một dây lưng, thắt vừa luồn được 3 ngón tay, không chặt hơn, cũng không được lỏng hơn.

Luyện công về lý thuyết chỉ gồm 3 kỹ năng cơ bản: đỉnh khí, phôn khí và thôn khí. Kỹ năng thứ nhất, đỉnh khí, hít sâu, rồi dùng lực toàn thân đẩy khí lên huyệt bách hội trên đỉnh đầu. Kỹ năng thứ 2, phôn khí, hít sâu, rồi đẩy khí từ bụng thoát ra ngoài qua đường mũi. Thực hiện bước này, cơ bắp toàn thân đều vận động, khí huyết ngập tràn cơ thể, thần lực ngưng kết. Kỹ năng thứ 3, thôn khí, nuốt khí từng ngụm như cách nuốt thức ăn, khí hạ đan điền, nén chùng khí huyết, vận khí bằng ý niệm, chứ không dùng lực. Trong 3 chiêu, chiêu thứ 3 không những ngược với 2 chiêu trước, mà còn đòi hỏi sự tập trung tinh lực cao độ nhất.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Thiết đầu công

[You must be registered and logged in to see this image.]
Mình đồng da sắt, đao thương bất nhập

[You must be registered and logged in to see this image.]
Tĩnh tọa tham thiền trên... một chân

[You must be registered and logged in to see this image.]
Thậm chí trên... dây treo cổ! Để đạt được trình độ này, đòi hỏi người tập làm chủ hoàn toàn được khí huyết lưu thông trong cơ thể

[You must be registered and logged in to see this image.]
Đi trên tường như trên đất bằng.

3 kỹ năng nghe tưởng rất đơn giản, nhưng để hoàn thành những bài tập này, đệ tử Thiếu Lâm thường mất không dưới vài năm! Cũng không đơn giản là đứng một chỗ tập hít thở, các kỹ năng này đều được vận dụng trong những bài tập thực tế rất nặng, thậm chí nguy hiểm, đặc biệt trong Thất thập nhị huyền công. Những kungfu thiết đầu công, thiết tí công, thiên cân trụy… với mãnh lực và sức bền đáng kinh ngạc mà chúng ta còn được thấy qua các màn biểu diễn tại Thiếu Lâm Tung Sơn đều là kết quả của một nền tảng nội công thâm hậu.

Theo [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
Phước
.. : Kerosene : ..
.. : Kerosene : ..
Phước

Nam Horse
Tổng số bài gửi : 345
Được cảm ơn : 57 Birthday : 26/08/1990
Join date : 16/02/2010
Age : 33
Đến từ : Bến Lức, Long An

Kungfu Thiếu Lâm Tự Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Kungfu Thiếu Lâm Tự   Kungfu Thiếu Lâm Tự I_icon_minitimeSat Apr 10, 2010 10:22 am

Giải mã trận pháp Thiếu Lâm 1.500 năm uy trấn giang hồ

Theo truyền thuyết, Thập bát La Hán trận là bảo pháp trấn sơn của Thiếu Lâm, trận pháp của 18 đại cao thủ. Sử sách mô tả: Khi di chuyển linh hoạt như nước chảy, khi đứng im vững vàng như núi, đầu cuối tương ứng, không chút sơ hở...

Thập bát La Hán trận thực chất kỳ ảo đến đâu? Cho đến nay, chưa có tài liệu nào khẳng định được chính xác quá trình hình thành, cũng như các chiêu thức và quy luật bố trí trận pháp. Thậm chí, đối với việc định nghĩa, mỗi tài liệu lại có những lý giải khác nhau, đặc biệt không thể thống nhất việc Thập bát La Hán trận có phải là trận pháp đặc thù của riêng Thập bát La Hán hay không?

Thập bát đồng nhân là ai?

Có lẽ gây ngờ vực và tranh luận nhiều nhất là mối quan hệ của Thập bát La Hán và Thập bát đồng nhân (18 người đồng).

18 người đồng của Thiếu Lâm danh chấn thiên hạ, nổi tiếng giang hồ, từ tiểu thuyết tới phim ảnh đều nhiều lần nhắc đến. Nhưng 18 người đồng thực chất là ai? Và Đồng nhân trận có liên quan gì với Thập bát La Hán trận?

[You must be registered and logged in to see this image.]
18 người đồng bí ẩn.
Có thuyết nói, để đề phòng đệ tử Thiếu Lâm khi công phu chưa luyện thành mà tự ý xuống núi, bị kẻ khác đánh bại làm ô danh Thiếu Lâm, các cao tăng đã đặt 18 người đồng trước cửa ra, đệ tử nào có thể đánh lui người đồng tức là công phu đã đạt tới mức thâm hậu.

Khác với nhiều tự viện khác, ở Thiếu Lâm có 2 loại đệ tử: đệ tử xuất gia và đệ tử tục gia. Đệ tử xuất gia phải cạo đầu, suốt đời phải sống trong tự, giữ nghiêm giới luật, còn đệ tử tục gia là những người không cần cắt tóc, nhưng trong thời gian ở Thiếu Lâm cũng phải tuân theo quy định như các tăng sinh.

Đệ tử tục gia xuất hiện vào cuối đời Đường, bắt nguồn từ câu chuyện 13 võ tăng cứu Đường Thái Tông, lập được công lớn. Để báo đáp, Lý Thế Dân ban thưởng hậu, và xuống chỉ cho Thiếu Lâm Tự chiêu nạp tăng binh, rèn quân luyện tướng cho cả nước. Người học võ trong thiên hạ vì vậy mà lũ lượt đổ về Thiếu Lâm, hình thành hai nhóm đệ tử như trên.

Đệ tử tục gia sau khi thành nghệ, trải qua hai thử thách ở Mộc nhân hạng (ngõ Người gỗ) và Thập bát La Hán trận thì được hạ sơn gây dựng sự nghiệp võ công riêng. Những đệ tử tục gia lừng danh nhất có thể kể đến là các anh hùng Nhạc Phi, Võ Tòng, tổ khai sơn môn phái Võ Đang Trương Tam Phong. Trong phim ảnh, nổi lên hình tượng người anh hùng thiếu niên Phương Thế Ngọc, cũng là một đệ tử tục gia (nhưng là đệ tử của Nam Thiếu Lâm Tuyền Châu, Phúc Kiến, chứ không phải Thiếu Lâm Tung Sơn).

Lại có tài liệu chép, Thiếu Lâm ở Trung nguyên là cây cao phải đón gió nhiều, luôn có khách giang hồ “thăm viếng”, đòi tỉ thí mua danh, trộm cắp bí kíp võ công… quấy nhiễu sự thanh tĩnh chốn này. Dù theo thuyết nào, 18 người đồng cũng chính là bức tường đồng bảo vệ sơn môn, khiến cho không chỉ người mà con ruồi cũng khó lọt qua, nhờ vậy mà uy danh của ngôi chùa trên đỉnh Thiếu Thất còn giữ được đến tận bây giờ.

Cũng có thuyết khẳng định Thập bát đồng nhân trận chính là một trong những trận pháp lừng danh của Thiếu Lâm. Đệ tử Thiếu Lâm có thể rèn luyện với những trận đồ, qua được ải này coi như công phu đã lên đến hàng tuyệt kĩ. Bất kể với cách nói nào, điều khẳng định là: đánh thắng được 18 người đồng, chắc chắn sẽ được giang hồ coi là bậc đại anh hùng hảo hán!

Trong một số bộ phim về Thiếu Lâm, những người đồng này được xây dựng như là những bức tượng đồng thực sự. Những “người máy” vô tri sẵn sàng tấn công bất cứ ai lọt vào thế trận, và chỉ dừng lại khi trận được phá giải. Chưa từng có tình huống nào thể hiện nếu không vượt qua được đồng nhân trận, kẻ xấu số sẽ có kết cục ra sao giữa những cỗ máy kungfu này.

Còn trong “Võ lâm ngũ bá”, Giả Kim Dung lại mô tả cảnh Vương Trùng Dương giao đấu trong La Hán điện với 18 La Hán là các mộc nhân (người gỗ) bên trong có đặt những máy móc tinh xảo, do Đạt Ma chế tạo để thử môn đồ. Người nào vượt qua La Hán trận của các mộc nhân này mới được hạ sơn. Như vậy, cuốn tiểu thuyết này đã gộp chung Mộc nhân hạng và Thập bát La Hán vào làm một. Nhưng những ai là fan của Thành Long hoặc xem qua bộ phim Mộc nhân hạng bản 1976 đều biết rằng, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

[You must be registered and logged in to see this image.]
"Tiểu La Hán trận"?
Một quan niệm khác, phổ biến hơn, cho rằng 18 người đồng là những đệ tử xuất sắc của Thiếu Lâm, và trận pháp mà họ thi triển, không gì khác chính là Thập bát La Hán trận. Không chỉ vượt qua đồng nhân trận, mà được đứng vào hàng ngũ “người đồng” ấy cũng là mơ ước và mục tiêu mà bất cứ đệ tử Thiếu Lâm nào cũng hướng tới.

Có người còn nói 18 người đồng chính là Thập bát La Hán, 18 cao thủ của Đạt Ma viện. Về lý thuyết, đứng vào hàng ngũ Thập bát La Hán là thượng thừa công phu cá nhân, còn La Hán trận là nơi mà mỗi cá nhân đồng thời với phát huy sức mạnh cá nhân còn hỗ bổ cho nhau, tạo thành trận pháp uy lực nhất của võ phái, đem cái “nhất” của từng cá nhân để tập thành cái “nhất” của môn phái, không phải là không có khả năng.

Thập bát La Hán trận – trận pháp, chiêu thức hay tên gọi?

Lại thêm một vấn đề nữa đặt ra: vậy cái tên Thập bát La Hán trận bắt nguồn từ mô thức trận pháp, do những người tham gia trong đó hay chỉ đơn thuần là cách gọi? Chúng ta còn nhớ, trong Thiên Long bát bộ, Kim Dung có nhắc đến một trận pháp khác là La Hán đại trận, chỉ dùng đến khi cực kỳ nguy biến, như những lần đứng trước họa diệt môn. Lúc bày trận huy động tất cả đệ tử Thiếu Lâm, khí thế trùng trùng, trong ngoài tương ứng. Sử liệu không ghi chép gì hơn về trận pháp này, nhưng đặt ra một nghi vấn: với số môn đồ đông như vậy, liệu có thể khai triển một La Hán trận theo mô hình nào?

[You must be registered and logged in to see this image.]
La Hán trận là trận pháp của các La Hán?
Các nhà viết tiểu thuyết thường tránh đi sâu vào mô tả chiêu thức của từng người, mà chỉ nói về trận pháp, mà cũng với những nét chung chung như tấn công từ 4 hướng, khiến đối phương hoa mắt, loạn chiêu, đến lúc đó 5 người bất thần từ trên đánh xuống, xuất quỷ nhập thần. Còn trong phim ảnh, La Hán trận được bày nhịp nhàng, đẹp mắt theo lối ngũ hành mai hoa, nhưng dường như mỗi chiêu thức đều đều tăm tắp, không thấy rõ đặc thù của mỗi người. Như vậy, cái tên “La Hán” có ý nghĩa trong những chiêu thức thực tế, hay là một cách đặt tên cho phù hợp với Phật môn?

Những câu hỏi đó không chỉ của riêng chúng ta, mà là của toàn võ lâm trong suốt chiều dài lịch sử, trước sơn môn nghiêm kín của ngôi cổ tự ngàn năm.

Cuộc “giải mật” đầy tranh cãi

Năm 2006, đã diễn ra một sự kiện chấn động giới võ học Trung Quốc. Dưới chủ ý của phương trượng Thích Vĩnh Tín và các vị chức sắc trong chùa, lần đầu tiên trong 1.500 năm lịch sử, Thiếu Lâm Tự đã trình diễn những võ công tuyệt môn của mình trước đông đảo báo giới và người hâm mộ đến từ hơn 70 quốc gia.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Những chiêu thức được trình diễn cũng chính là nghi thức xuất môn của 36 đệ tử được tuyển chọn sau 9 ngày đóng cửa luyện tập – những nghi thức vốn là cơ mật của Thiếu Lâm Tự trong quá khứ. Trong đó được trông đợi nhất chính là Thập bát La Hán trận – trận pháp ai nấy đều từng nghe danh mà chưa thấy mặt.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Trước hàng trăm ống kính máy quay, 18 đệ tử Thiếu Lâm trong tạo hình đồng nhân đã thi triển trận pháp tuyệt vời này, được những người chứng kiến mô tả là “mỗi người một chiêu thức riêng biệt, mạnh mẽ, hợp nhất trong một thế trận nhịp nhàng, nhuần nhuyễn nhưng linh hoạt, khó lường, tấn công từ tất cả các hướng, khiến đối phương như rơi vào mê hồn trận”.

Nếu những gì được đem ra trình diễn là đúng với pháp chế tổ truyền của Thiếu Lâm, thì thế trận của thập bát đồng nhân chính là Thập bát La Hán trận, nhưng 18 người đồng chỉ là những đệ tử xuất sắc của Thiếu Lâm, chứ chưa phải là 18 La Hán của Đạt Ma viện như có người từng nói. Cũng có nghĩa, tên gọi “La Hán trận” chỉ hàm ý đặc thù trận pháp, chứ không mang nghĩa là đặc thù của người thi triển.

Những chiêu thức trình diễn có thể nói đã làm mãn nhãn người xem, nhưng không những chưa giải đáp được dấu hỏi về tính thực chiến của trận pháp này, mà còn gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt. Và “giải mật” những bí kíp ngàn đời cũng chỉ là một phần trong hành trình “hiện đại hóa” đầy sóng gió của Thiếu Lâm Tự hôm nay…

Theo [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Kungfu Thiếu Lâm Tự Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Kungfu Thiếu Lâm Tự   Kungfu Thiếu Lâm Tự I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Kungfu Thiếu Lâm Tự

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh :: Ebook :: Các Thể Loại Sách Khác-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất