Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

NỢ DUYÊN  1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Đăng nhập hoặc đăng ký để vào diễn đàn ngay các bạn nhé!

NỢ DUYÊN  1-1
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn lớp ĐH Hóa Dầu 4 - Bộ môn Hóa Dầu - ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Comfort and confidentiality for casual dating Wed Apr 03, 2024 1:58 am
True Females Exemplary Сasual Dating Tue Feb 13, 2024 11:09 am
Xu hướng ReaL-time từ kết xuất đến mô phỏng sản phẩm Mon Aug 07, 2023 10:38 am
Digital Twin và Unity là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt Wed Jul 19, 2023 11:02 am
Tổng hợp các playlist cho người học 3D Fri Mar 03, 2023 9:09 am
Bản tin công nghệ CAD - 12 Trends Thiết kế đồ hoạ đầy cảm hứng cho năm 2023 Fri Feb 17, 2023 9:32 am
Công nghệ đồ hoạ đằng sau siêu phẩm Avatar 3D Thu Feb 02, 2023 9:35 am
Bí kíp tiết kiệm thời gian render Tue Jan 10, 2023 10:09 am
BricsCAD - Phần mềm CAD 2D/3D mới thay thế AutoCAD? Mon Dec 19, 2022 3:13 pm
Một số điều có thể bạn chưa biết về vật liệu Nhôm. Fri Dec 09, 2022 10:17 am
CÁCH TẠO VÀ KẾT XUẤT NHÂN VẬT BẰNG ORNATRIX Thu Nov 24, 2022 1:28 pm
Trao đổi tệp DWG trong Hợp tác thiết kế Fri Nov 04, 2022 1:23 pm
Có nên đăng ký thi chứng chỉ phần mêm quốc tế? Liệu có cần thiết? Thu Oct 13, 2022 1:53 pm
Computer-Aided Design là gì? Ưu nhược điểm của CAD trong thiết kế đồ họa ở nhiều lĩnh vực Wed Sep 07, 2022 2:44 pm
Ebook AutoCAD Tue Aug 23, 2022 8:42 am
Xu hướng ứng dụng phần mềm cho Thương mại điện tử, đồ hoạ AR và VR, Visualization Wed Aug 17, 2022 2:14 pm
CAD là gì? Kiến thức cơ bản và 10 phần mềm CAD tốt nhất cho mọi cấp độ người dùng Wed Aug 10, 2022 9:32 am
Tin công nghệ phần mềm không thể bỏ qua trong năm 2023 Mon Aug 08, 2022 2:00 pm
Phần mềm điều khiển máy tính từ xa, hỗ trợ làm việc nhiều nhóm hiệu quả Mon Aug 01, 2022 2:29 pm
Các Phần Mềm Thiết Kế Cảnh Quan Chuyên Nghiệp trong năm 2023 Fri Jul 29, 2022 8:55 am
V-Ray ra mắt các gói license mới, cơ hội trải nghiệm tất cả V-Ray trong 1 lần dùng Trial :lol: Tue Jul 26, 2022 9:44 am
Phần mềm thiết kế, mô phỏng tốt nhất hiện nay Wed Jul 20, 2022 3:55 pm
Thời đại 4.0, mọi việc đều cần đến phần mềm thì một CADer cần biết những gì? Fri Jul 15, 2022 8:48 am
Một số trang thông tin phần mềm công nghệ bạn nên theo dõi Mon Jul 04, 2022 4:09 pm
6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Empty 6 Xu hướng tìm kiếm cho ngành Kiến trúc, Kĩ thuật và Xây dựng trong năm 2022 Wed Mar 02, 2022 11:11 pm
Phối cảnh không giới hạn với bản cập nhật 3ds Max 2022.3 Tue Dec 21, 2021 3:10 pm
Top 10 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất hiện nay. Fri Jan 15, 2021 10:34 am
Mẹo cho người dùng AutoCAD Thu Jan 07, 2021 10:09 am
Honeywell UniSim Design Suite R390.1 Fri Aug 23, 2019 2:18 pm
GET 30% OFF AUTODESK SOFTWARE Mon Aug 14, 2017 3:54 pm

Share | 
 

 NỢ DUYÊN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
tranhoai_dhpt5
. :: Gasoline A90 :: .
. :: Gasoline A90 :: .
tranhoai_dhpt5

Nam Goat
Tổng số bài gửi : 505
Được cảm ơn : 48 Birthday : 12/08/1991
Join date : 19/04/2011
Age : 32
Đến từ : BMT

NỢ DUYÊN  Vide
Bài gửiTiêu đề: NỢ DUYÊN    NỢ DUYÊN  I_icon_minitimeSat Apr 30, 2011 8:02 pm

Bố mẹ thầy nghĩ thầy bị ma quỷ, vong nhân ám liền lội suốt trèo đèo dắt thầy lên bán cho ngôi chùa trên núi...
Trăm cái nợ ở đời, nợ nhân duyên là khó trả và dai dằng nhất. Bà nội tôi nói với tôi rất nhiều lần như thế. Tuy không tin bà, nhưng một phần cuộc đời của tôi lại bị ảm ảnh về điều bà tôi nói.

Nhà bà nội tôi gần chùa, ngày bé tôi vẫn thường lên đó chơi. Ngôi chùa làng tôi dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn mang những nét cổ kính, trên gờ tường bám đầy những rêu phong thời gian. Chùa có hai dãy nhà ngang nằm song song với nhau. Dãy nhà trước dùng để làm gian thờ cúng, dãy nhà sau chia làm hai phần vừa là nơi nghỉ của sư sãi trong chùa vừa làm nơi gửi gắm linh hồn những người đã khuất. Trước sân chùa trồng nhiều hoa đại và đặc biệt có một cây đa rất to toả bóng mát cho cả làng. Cây đa cũng suýt soát bằng tuổi thọ của ngôi chùa, sự linh thiêng của ngôi chùa có lẽ nhờ cây đa đó. Người ta kể lại rằng: Thời chiến tranh loạn lạc, giặc dày xéo trên quê hương. Chúng đốt chùa, đốt sách, bắt bớ các nhà sư khiến các nhà sư phải trốn chạy, phiêu bạt khắp nơi. Một một vị hoà thượng khi đi qua chùa làng tôi, để cảm ơn vị trụ trì chùa cho tá túc, vị hoà thượng đã trồng cây đa rồi ra đi. Trên đường đi ông không tránh khỏi hòn tên mũi đạn của giặc, hồn bay về nhập vào cây đa đuổi hết tà ma, quỹ dữ cho dân làng. Làng tôi trù phú hẳn lên.

Tôi chưa sinh ra bố tôi đã mất, ông theo bạn lên mạn ngược xẻ gỗ, bị gỗ đằn. Bạn thương tình đưa xác về trên đường đi gặp lũ cuốn trôi mất xác. Sinh tôi ra, mẹ tôi không chịu nổi sự cô đơn và u ám trong căn nhà, đã bỏ tôi lại để theo tiếng gọi của tình yêu. Tôi sống với bà nội và cô trẻ trong tình thương của hai người đàn bà cô đơn và sự ác cảm về thói lẳng lơ của mẹ tôi. Tôi không có bạn. Lúc nhỏ, tôi thường bị lũ trẻ trong làng hiếp đáp, chúng giật tóc rồi gọi là “con rơi!”. Tôi khóc chạy về mách bà. Bà cầm roi dẫn tôi đến nhà từng đứa đã trêu chửi um lên: “Mổ tổ cha nó chứ! Chúng nó nhẫn tâm dạy con ác nghiệt”. Bà quay đi, bố mẹ chúng thì thầm: “Đồ nhà vô phúc! Con trai chết mất xác, con dâu bỏ con theo trai, con gái thì không lấy được chồng”. Lần này nghe, bà tôi không nói gì nữa, bà cõng tôi trên lưng đến thẳng cửa chùa rồi bảo: “Con là con Phật, không cần chơi với họ, con lên chùa chơi với trụ trì nhé!”

Từ đó, tôi thường lên chùa chơi với chú tiểu và thầy trụ trì của chùa. Thầy trụ trì dạy tôi và chú tiểu viết chữ nho, làm thơ đường, đọc kinh kệ. Thầy luôn tỏ ra điềm đạm, khoan thai nhưng tôi vẫn cảm thấy ở thầy có điều gì chưa thoát khỏi nặng nợ với đời. Tôi lớn dần, có phải nhờ ăn lộc chùa hay không mà tôi xinh lắm? Bà vãi trong chùa vén những sợi tóc lòa xòa trên trán, lộ rõ nốt ruồi son điểm chính giữa trán rồi bảo: tôi giống Phật Bà Quan Âm. Bà lại phủ định: “Không thể làm Phật Bà được, mắt cô có đuôi và ướt lắm!”. Có lần sáng sớm tôi đứng ở đầu làng, gặp người đàn bà đi chợ sớm mắng tôi: “Cái đồ con gái vô duyên sớm mai đứng chắn thế này làm sao tao bán được hàng”. Chiều bà về, lúc ngang chùa thấy tôi đang tha thẩn nhặt lá đa cho bà vãi nấu cơm, liền gọi tôi lại cho tôi vài viên kẹo bột và khoe với bà vãi: “Hôm nay gặp con bé này, cháu bán hết hàng còn lãi gấp 10 lần bà ạ!”. Về sau, các bà các cô mỗi lần đi buôn chuyến xa đều nói khéo tôi ra đứng đầu ngõ để các bà lấy hên. Mối ác cảm về đứa không cha, không mẹ của họ dành cho tôi cũng vơi dần đi. Thấy tôi thường xuyên ở trong chùa, việc thờ cúng còn thông thạo hơn cả chú tiểu, đọc kinh không sai một chữ, họ tin tôi là con của Phật. Lũ trẻ trong làng không còn trêu tôi nhưng cũng không chơi với tôi, chúng chỉ đứng xa nhìn tôi với vẻ kính nể.

Tết đến, tôi theo bà lên chùa chúc tết thầy. Bà ngước đôi mắt già nua mệt mỏi nhìn thầy:

- Thời gian trôi mau quá! Hết xuân này lại đến xuân kia trôi qua. Nợ trần gian bao giờ trả hết, cuộc đời con người sao khổ lạ, rồi cũng phải vượt qua cả mà thôi.

Thầy nhìn mái tóc bạc trắng quấn quanh vầng khăn nhung đen của bà rồi hướng ra khoảng sân trước mặt còn sót lại vài vạt nắng xuân. Ở cuối sân chậu mai vàng tứ quý trổ những bông mai vàng nổi bật trên nền lá xanh non, thi thoảng có cơn gió nhẹ cánh hoa rung lên rồi nhẹ ngàng rơi xuống đất. Thầy trầm ngâm đọc hai câu thơ của Thiền Sư Mãn Giác:

- ”Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai)

Xuân qua, hoa rụng nhưng cội hoa vẫn thơm ngát. Vòng đời tuần hoàn: sinh, bệnh, lão, tử. Chớ nuối tiếc mùa xuân, miễn là trong lòng mình vẫn nghĩ đến mùa xuân thì mùa xuân vẫn còn. Phật pháp gọi là xuân tâm.”

Bà tôi hoài nghi:
- Có thể làm được không?

Thầy bất giác thờ dài:
- Cuộc đời là hư sinh biết đâu thật giả, không thể lìa chúng sanh mà có Phật, không thể lìa khổ vui mà có Niết - bàn tịnh lạc. Kẻ chạy trốn trần gian để tìm Phật sẽ buồn mà chết. Kẻ bỏ phật về với chốn trấn gian sẽ mất đi Tri kiến Phật rồi cũng như đời bỏ đi thôi.

Tôi đứng cách thầy và bà một khoảng. Chợt thấy giữa khoảng không bao la mênh mông vô thường, dưới sự che chở của phật mà sao thầy và bà tôi cô độc quá! Bóng hai người đổ chống lên nhau theo hình chữ V, điểm đầu gặp gỡ điểm cuối rời xa.

Mấy mùa xuân sau, không còn thấy bà lên chùa chúc Tết thầy nữa. Thầy cũng không hỏi tôi tại sao. Thi thoảng thầy gửi tôi mấy thang thuốc bảo tôi về sắc lên rồi chăm sóc bà cẩn thận. Bà nhận thuốc của thầy, không sắc mà treo lên giàn bếp. Mỗi lần cô tôi nhóm lửa nấu cơm khói bếp từ nhà tôi bay lên thơm đến lạ.

Mùa xuân năm ấy tôi tròn mười sáu tuổi, làng tôi có hội chèo về diễn. Họ mượn sân chùa để diễn vở “Quan âm thị Kính”. Tôi cùng cô trốn bà lên chùa xem, lúc về thấy hoa sầu đông rụng tím trên đầu hai cô cháu, bà giận dỗi: “Chúng mày đi xem chéo để xí sớn với trai làng đấy phỏng?”. Cô tôi cam chịu nghe lời bà không dám bỏ đi. Đêm diễn đến, nghe tiếng trống chèo giục giã, tiếng trai gái trong làng rủ nhau đi xem chèo tôi lại sốt ruột ngồi lên nằm xuống không yên. Tôi ngồi trong buồng, áp mặt vào song cửa, hai tay thò ra ngoài bứt từng đám lá khế, mắt hướng ra phía chùa nơi có tiếng Thị Màu hát lên đầy khao khát, tình tứ: “…Ới… ới… ới này thầy tiều ơi! Thầy như táo rụng sân đình, em như gái dở đi rình của chua”. Tôi mở cửa lén bà chạy đi. Đêm về khuya tôi thì thầm với cô “Thị Màu xinh lắm cô ạ! Tội nghiệp Thị Mầu yêu nhầm Thị Kính giả trai. Trái tim đặt không đúng chỗ nên bi kịch là đúng”. Cô ngái ngủ: “Cái con này bị nhiễm tư tưởng của mấy đứa trên phố rồi”. Không hiểu sao bà vẫn biết tôi trốn đi, bà cấm tiệt tôi lên chùa.

Khi hoa sầu đông rụng hết, xuân tàn, hội chèo vãn trả lại sự yên tĩnh vốn có cho chùa. Vào một đêm khuya, chú tiểu đến nhà chúng tôi hoảng hốt thông báo: “Sư cụ sắp tịnh rồi!”. Bà tôi chỉ mặc mỗi cái yếm, vội vàng cùng chúng tôi chạy về chùa. Đến ngồi trước giường của thầy, thấy bà, thầy cầm tay bà tôi rồi gọi: “Xoan ơi!”, Xoan là tên bà tôi lúc còn trẻ. Gọi xong thầy mắt thầy nhắm nghiền lại tay vẫn để yên trong lòng bà tôi. Chú tiểu ngồi bên lay gọi: Bạch thầy! Bạch thầy! Thầy vẫn nằm yên lặng. Bà tôi vuốt nhẹ lên gương mặt thầy, để lại nhà chùa lo liệu hậu sự cho thầy còn bà đi thẳng ra bờ sông làng ngồi đó cho hết đêm khuya. Hôm sau, bà vẫn không đến thắp hương cho thầy, bà đưa cho tôi một gói nhỏ cùng mấy thang thuốc bà giữ trên bếp từ lâu rồi bảo tôi hỏa táng giùm bà. Từ đó, bà sống trầm lặng hơn.

Thương chú tiểu khóc nhiều, lại thức khuya để tụng kinh cho thầy mắt sưng mọng nên bà cho phép tôi lên chùa an ủi chú. Tôi động viên: “Thầy đi cũng mãn nguyện chú nhỉ?”. Chú tiểu trở nên già dặn sau sự ra đi của thầy: “Thí chủ không biết thôi! Thầy đến với cửa phật nhưng còn nặng nợ với đời lắm. Thầy vốn không có căn duyên cửa Phật. Ngày trước thầy thường nói: “Với Phật, thầy cũng không làm tốt nhiệm vụ của một Phật tử, với đời, thầy cũng không làm trọn bổn phận con người”. Vậy, thầy nhắm mắt cũng đâu có yên lòng. Cái duyên đưa thầy đến với cửa Phật cũng chẳng qua bắt đầu từ một sự trốn tránh đối với cuộc đời. Thầy vốn không phải người làng này, thời trai trẻ thầy tha phương phiêu bạt rồi dừng chân ở làng này. Thầy mê và yêu một cô gái xinh đẹp và hát hay nhất làng nhưng bố mẹ cô cấm đoán hai người. Họ chê thầy là dân ngụ cư, ép gả cô gái cho người khác khi cô đang mang trong bụng đứa con trai thầy. Trong đau khổ thầy đã đến gửi mình nơi cửa Phật. Còn cô gái, sau một thời gian chung sống, khi đang mang trong bụng đứa con thứ hai thì bị người chồng phát hiện ra đứa con trai đầu là con người khác đã bỏ rơi cô. Người con gái đó xem ra vô phúc lắm! Cả thầy và người con gái đó được giải thoát khỏi những ràng buộc của cuộc đời nhưng đâu thể trả món nợ cho cửa Phật."

Thầy trụ trì mất không lâu thì bà tôi cũng quy tiên. Trước khi mất, bà cầm tay tôi dặn đi dặn lại: “Phải thi đại học cho đậu rồi lên thành phố sống tránh xa ngôi chùa ở làng này ra. Mồ mả tổ tiên đã có cô lo”. Bà mất, chú tiểu đến đề nghị chúng tôi đưa hương hồn bà gửi vào trong chùa. Cô tôi gật đầu đồng ý. Cái đêm ngồi trực bên quan tài, nhìn vào hình hài đã không còn sự sống của bà tôi thấy chưa bà giờ bà lại đẹp đến thế. Có lẽ bà hóa tiên cũng nên. Những nếp nhăn, những đau khổ, những dằn vặt của cuộc đời bà đã tan biến theo linh hồn để lại một thể xác vẹn nguyên như buổi ban đầu bà xuất hiện trên mặt đất này. Bà mất, cô tôi bán một phần đất gửi tiền ngân hàng để tôi học hành. Tôi đậu đại học lên thành phố. Hôm gói gém đồ đạc để tiễn tôi đi cô tôi nghẹn ngào:

- Mày lên thành phố ráng học giỏi rồi đừng quay về làng nữa!

Tôi cười với cô:

- Cháu lên thành phố học thật giỏi sau đó cháu về đón cô lên nhé!

- Thôi tao yên phận ở cái làng này rồi, vả lại tao đi ai chăm lo mổ mả tổ tiên cho?

- Thế học xong cháu về ở với cô.

- Mày không nghe bà dặn à! Mày phải tránh xa khỏi cái làng này nghe chưa? Tao cũng là con gái của bà nhưng bà thương mày hơn cả thương tao. Ngày mẹ mày bỏ mày đi theo người khác, tao định trả mày về bên ngoại nhưng bà nhất định không chịu, bà giữ lại mày bằng được. Bà bảo, mày sẽ trả nợ cho cuộc đời bà, sau này mày sẽ hiểu.

Tôi rời làng lên thành phố học, cô tôi chỉ gửi tiền đều đặn cho tôi, còn thư từ hay hỏi thăm tôi thì tuyệt nhiên không có. Tôi lờ mờ hiểu có lẽ cô muốn tôi cắt đứt hẳn liên lạc với làng.

Mấy tháng sau, khi tôi đang học thì có người đàn bà nhìn có khuôn mặt có vẻ rất quen đến tìm tôi. Bà đưa cho tôi một lá thư, chính là thư cô tôi, lá thư đầu tiên kể từ ngày tôi đi xa. Trong thư cô viết: “Đây là mẹ của con, từ nay con hãy về với bà ấy nhé. Cô bây giờ đưa tổ tiên vào chùa làng mình rồi, cô cũng dọn vào trong chùa để ở. Từ nay con hãy cắt đứt hết mối dây liên lạc với cô và làng nhé”. Cô tôi đã cương quyết hẳn.

Trong sự thiếu thốn tình cảm người thân, tôi theo người đàn bà về với ngôi nhà của bà. Đó là một ngôi nhà nằm trong thành phố tôi học. Một ngôi nhà có vẻ chật chội trong khu lao động nghèo. Đón tiếp tôi là hai đứa nhóc mang vẻ mặt lỳ lợm và người đàn ông nhầu nhĩ. Người đàn bà nói ngắn gọn:

- Đây chính là bố dượng con và hai đứa em con.

Ông bố dượng tôi nhìn tôi kiểu dò xét. Còn hai đứa em tôi níu lấy túi đồ của tôi và bắt đầu lục lọi. Người mà cô tôi gọi là mẹ đẻ đấy, từ khi tôi đi theo bà cho đến khi tôi bước chân về ngôi nhà của bà, bà vẫn chẳng tỏ thái độ gì với tôi. Điều này khác xa với trí tượng tượng của tôi, tôi nghĩ khi tôi gặp lại mẹ đẻ phải như trên phim ảnh, tôi sẽ lạnh lùng không thừa nhận mẹ còn mẹ tôi khóc lóc van xin tha thứ. Nhưng không, tôi cũng chẳng hiểu tại sao trước vẻ lạnh lùng của bà mà tôi vẫn có thể chấp nhận theo bà về đây. Vì cô tôi, bà tôi chăng? Người ta thưởng lý giải rằng khi có tình máu mủ sẽ tự nhiên thương yêu nhau, nhưng cảm giác tôi với bà sao như một người xa lạ, xa lạ hoàn toàn.

Một lần khi tôi đi học về, tôi nghe thấy tiếng mẹ tôi và dượng tôi to tiếng với nhau trong nhà. Tiếng dượng tôi hằn học:

- Cô vừa phải thôi chứ! Việc cô đưa cái của nợ kia về đây tôi đã chấp nhận. Vậy sao cô còn quá đáng giữ khư khư số tiền kia trong người ?

- Đây không phải là tiền của chúng ta! Tiếng mẹ tôi vẫn vang lên lạnh lùng quả quyết, tôi chưa đến mức đốn mạt giống anh đâu.

Dượng tôi cười to, giọng chế giễu:

- Mẹ gì cái ngữ cô, cô bỏ nó từ lúc còn đỏ hỏn rồi theo bao nhiêu thằng đàn ông, có bao giờ cô nghĩ đến nó không, bây giờ cô còn nói giọng nhân nghĩa.

Tiếng mẹ vang lên khô khốc: - Chính vì lẽ đó mà tôi có bao giờ nói với nó tôi là mẹ nó đâu?

Tôi hiểu, tôi nghĩ tôi đã tìm được mẹ hóa ra là tôi vẫn là đứa không có cha có mẹ. Bà và cô tôi đã thay cha mẹ tôi làm tròn bổn phận với tôi. Tôi xếp va-li lại. Người đàn bà đấy còn cả một gánh nặng gia đình. Cuộc đời với những khó khăn, bất trắc và cả những bất hạnh đã biến bà trở thành con người khác. Sự có mặt của tôi ở đây chỉ làm bà thêm khốn khó mà thôi. Tôi ra đi, người đàn bà không giữ tôi lại. Bà đưa tôi một quyển sổ tiết kiệm nhỏ và bảo, đấy là của cô tôi dành cho tôi, tôi hãy cất đi đợi đến lúc trưởng thành. Còn tiền ăn học cứ hằng tháng bà sẽ gửi vào ngân hàng tôi cứ ra đó mà rút. Tôi từ chối món tiền của bà, không phải vì tôi ghét bà mà tôi thương cho cuộc đời sau này của bà. Lúc tiễn tôi ra đi, bà nắm nhẹ tay tôi rồi quay mặt đi, tôi rất muốn khóc nhưng tôi không thể. Chưa bao giờ tôi khao khát tình cảm người thân như bây giờ, tôi không dám đứng lại lâu, chạy vội đi trong cái nhìn xiêu vẹo của mẹ tôi.

Tôi vào ký túc xá ở và từ bao giờ tôi trở thành kẻ không gia đình. Tôi lao vào học hành và kiếm sống để thực hiện giấc mơ bám trụ lại thành phố này. Nhiều đêm trên chiếc giường tầng ký túc tôi mơ tôi về lại quê, tôi lại được ngụp lặn trong dòng sông quê hương. Cùng chú tiểu đi chợ sắm đồ cho ngày lễ, ngày rằm. Ngồi cho bà vãi vạch tóc bắt chấy, bắt chước thầy trụ trì tụng kinh. Rồi cuộc sống sinh viên bận rộn với học hành và những ước mơ hoài bão tuổi trẻ khiến tôi tạm quên những gì đã từng xảy đến với tôi. Thi thoảng những ngày lễ tết tôi thường nhận được những món quà không rõ tên người gửi, điều đó cũng chẳng khiến tôi quan tâm đến nhiều.

Năm 19 tuổi, tôi được vào vai Thị Màu để diễn vở chèo “Quan Âm Thị Kính” trong hội diễn văn nghệ trường. Lúc phân vai, cậu lớp trưởng phân tôi làm Thị Kính nhưng tôi cứ nằng nặc đổi vai Thị Màu lẳng lơ. Đứng trên sân khấu, nỗi nhớ làng nhớ gành hát chèo ngày xưa khiến tôi tưởng như mình là một Thị Màu đang hát say sưa ở sân chùa làng. Kịch hết, người về, lá phượng rơi thay cho lá đa. Người bạn lớp trưởng cầm tay tôi kéo ra sau ký túc xá sờ lên ngực non của tôi rồi run rẩy: “Làm Thị Màu tớ nhé!”. Một cảm giác mê man lan lên đến tận đỉnh đầu, đôi môi hồng mấp máy, chợt thấy ngực đau nhói. Tôi bừng tỉnh xô ngã bạn rồi bỏ chạy đánh rơi cả xiêm y. Từ đó, thỉnh thoảng ngực nhói đau tôi lại nhớ về ánh mắt nồng nàn và đôi vòng tay mạnh mẽ của người bạn trai ngày xưa.

Học ôn thi, tôi thường lên chùa tìm kiếm sự yên tĩnh. Thấy thầy chùa trẻ tuổi, dễ thương mon mem làm quen:

- A di đà phật! Bạch thầy! Em gặp thầy là quá muộn hay chăng?

Thầy lúc ấy xấp xỉ tuổi tôi lém lỉnh :

- Nhà chùa về với cửa phật lúc 10 tuổi. Khi đó thí chủ có lẽ chưa biết gì. - Tiếng thầy nhẹ nhàng hòa lẫn với tiếng chuông chùa thanh thản và yên bình.

Buổi sáng mùa thu hôm ấy sương mù nhiều lắm. Sương chơi vơi bồng bềnh ngạo mạn chiếm lĩnh tất thảy hòng che khuất vạn vật. Sương lọt qua khe cửa, hòa lẫn với khói hương nhập nhòa, mờ ảo không phân biệt rõ đâu là giới hạn của trần gian đâu là cõi niết bàn. Hơi lạnh gờn gợn len lỏi vào từng thớ vải nhẹ ngàng mơn man trên da. “Sao chùa không trồng táo để em làm Thị Màu hả thầy?”. Buổi sáng thanh bình và im ắng đến lạ, tiếng lá cựa mình làm rung động cả những giọt sương chưa muốn tan biến dưới ánh mặt trời còn trốn lại trong kẽ là đêm qua. Xa xa ẩn hiện trong sương khói từng mái vòm chùa cổ kính cong vút những thân hình rồng uốn lượn ngạo nghễ hiên ngang với đất trời.

Thầy thường đàm đạo với tôi về vũ trụ bầu trời hơn là về kinh kệ, triết học. Thầy bảo thích thiên văn học làm và muốn trở thành nhà thiên văn học. Tôi hỏi: - Thế tại sao thầy lại ở đây? Thầy kể, lúc còn nhỏ thể trạng thầy ốm yếu, thường hay bị đủ các loại bệnh khó nuôi. Bố mẹ thầy nghĩ thầy bị ma quỷ, vong nhân ám liền lội suốt trèo đèo dắt thầy lên bán cho ngôi chùa trên núi. Từ đó, trước mặt bàn thờ tổ tiên, mặc áo vặt hò màu vàng quần dài màu vàng và đeo dãi bùa ở cổ và chân cho thầy. Cúi lạy gia tiên mà nói với thầy: “Cha mẹ bán con cho nhà chùa rồi, từ nay con thuộc về nhà chùa”. Lạ thay, bệnh tật của thầy cũng theo thời gian mà khỏi dần. Cha mẹ rất vui thường cho thầy vào sinh hoạt trong gia đình phật tử do nhà chùa tổ chức. Năm mười tuổi, cha mẹ lên ngôi chùa ngày xưa bán thầy xin cho thầy quy y cửa Phật.

Tôi khuyên thầy: “Nếu thầy yêu thiên văn học thì thầy hãy rời bỏ cửa Phật để về với đời”. Thầy lắc đầu: “Như vậy là đầu hàng, không kiên nhẫn, đức Phật từ bi sẽ buồn”.

Tôi và thầy chợt thấy lây lất một nỗi buồn mơ màng, đôi mắt thầy nhìn từng đám mấy trắng muốt đang trôi lơ lửng trên bầu trời. Có con chim yến đậu sau vườn chùa cất tiếng gọi bạn tình khắc khoải cả buổi sáng mùa thu. Tôi đọc bài thơ về Thị Màu cho thầy nghe: “Yêu thế nào cho xứng với đam mê”. Nghe xong, thầy chắp tay lại miệng lẩm nhẩm: “A di đà phật!”.

Tôi cười nắc nẻ: - Thầy không biết yêu à?

Thầy đỏ mặt lại chắp tay:

- Có chứ tình yêu của thầy là tình yêu chung, yêu nhân loại , yêu vạn vật yêu cỏ cây. - Thầy hát nhẩm bài hát mà hồi còn sinh hoạt trong gia đình phật tử:

“Gần nhau trao nhau yêu thương tình loài người
Gần nhau trao cho nhau tin yêu đừng gian dố.
Gần nhau trao nhau ánh mắt nhân loại nà.
Tình yêu trao nhau xây đấp nên tình người.”

Tôi lắc đầu thấy hình như mình dạo này lên chùa nhiều quá. Bẵng đi thời gian, tôi lại lên chùa, không oản, không hương thấy thầy gầy hơn và thâm trầm. Thầy dắt tôi lại hai cây hoa đại đã bị đào trơ gốc:
- Hai cây hoa đại không biết ai thù ai oán mà cho cây hóa kiếp sớm thế.

Tôi nghĩ những tên kẻ trộm nghe đồn có vàng chôn dưới gốc hoa nên nhẫn tâm đào cây. Cây đổ, hoa khóc, máu loang trắng cả một mảng sân chùa, những linh hồn hoảng hốt không còn chỗ trú đậu rủ nhau bay lang thang khắp cõi trần gian.

Tôi thảng thốt hụt hẫng như đánh mất điều gì thiêng liêng lắm:

* Cây mất rồi, không còn hoa để thầy tặng con nữa thầy nhỉ?
* Thương cây đâu thể làm sống cây, miễn trong lòng còn nhớ mùi hương của hoa thì cây vẫn sống.

Tôi nhớ câu này ngày xưa thầy trụ trì ở chùa làng thường nói với tôi, tôi không chịu nổi những triết lý đó. Đã mất là mất tất cả, đã chết là tan biến vình hằng cớ sao không sống hết mình cho những ngày còn sống cứ phải hoài niệm những điều đã mất. Tôi khóc từng giọt nước mắt rơi xuống gốc cây đại, hình như tôi thấy hàng ngàn bông hoa đại bỗng trỗi dậy trổ hoa trắng muốt. Hương thơm quá!

- Ngày mai con tốt nghiệp đại học thầy ạ!

Cuối cùng tất cả cũng chỉ là kỷ niệm mà thôi. Kỷ niệm như những mảng thủy tinh với những chắp nối rời rạc của ký ức? Hay kỷ niệm là những nốt nhạc trong bản dương cầm vang lên từng giọt thánh thót trong sâu thẳm hồn người, nhắc nhở người ta đừng quên quá khứ?.

Thầy yêu chùa kính Phật. Còn tôi? Tôi mến thầy, thứ tình cảm mơ hồ huyền hoặc tôi không dám định nghĩa, không dám gọi thành tên. Tôi ôm ấp, gìn giữ, chăm chút cho nó, tôi sợ sẽ làm tan biến nó mỗi khi tôi chạm vào nó. Tôi ước một ngày, bàn tay mảnh khảnh, khẳng khiu kia không cầm tràng hạt đọc những bài kinh dài lê thê mà vuốt lên mái tóc tôi. Đôi mắt kia không hướng vào hư vô tìm kiếm sự bình yên thanh thản mà nhìn vào tôi như ánh mắt người bạn trai năm nào. Tôi mong ước biết bao, vòng tay thầy sẽ mạnh mẽ che chở cho tôi, tâm hồn thầy sẽ khỏa lấp nỗi cô đơn của tôi. Tôi không bao giờ có thể đưa thầy về với tôi về với ước mơ thiên văn học năm nào của thầy. Phải chăng cuộc đời với những ràng buộc đã định nghĩa cho cả tôi và thầy. Tôi đối mặt với ánh mắt từ bi của Phật gửi gắm từng ước mơ, hy vọng của mình lên chiếc thuyền giấy và đẩy ra giữa dòng để mặc nó đối mặt với bão tố, tự tách rời nhau và tan thành trăm mảnh.

- Mỗi người có một số phận từ khi mới hình thành, tình yêu em tôi để trong tình yêu nhân loài. Tôi đã thuộc về một nơi khác với em.

Bóng thầy nhạt nhòa trong chiều muộn, tiếng nói loáng thoáng lúc xa lúc gần rồi loang dần tan vào vạt áo nâu sồng. Mùi hương trầm thanh đạm dịu nhẹ lan theo gió không xua nổi bóng những cô hồn lởn vơn quang đây. Cánh cổng chùa khép dần lại sau lưng tôi, từng màng tối nhấn chìm, xô đây dồn tôi vào tận cùng. Tiếng nấc nghẹn ứ trong cổ họng không thể thoát ra, mọi lời thỉnh cầu của tôi chìm xuống. Người tôi lảo đảo muốn ngã gục xuống chợt bừng tỉnh lên khi nghe tiếng cầu kinh sau bức tường vang lên lúc rõ lúc mơ hồ gọi tôi về với cõi sống. Tất cả âm thanh của sự sống bật đậy rồi tất cả chìm xuống. Những bóng ma nhìn tôi cười một cách đắc chí, chúng giơ những ngòn tay chế giễu tôi, cười mỉa mai tôi. Đầu tôi trở nên u mê không phân biệt nổi đâu là cõi trần, đâu là cõi ma. Tôi cố gắng giơ hai cánh tay nhỏ bé lên trời như chống trả lại một sức mạnh huyền hoặc đè nặng từ thời bà nội tôi. Từ đâu hai con hạc bay về nâng dần hai cánh tay tôi. Hàng nghìn ngọn nến thắp lên sáng rực cả một vùng. Tiếng sáo vang lên, mùi hoa đại thơm ngàn ngạt, “Trần gian đã mở lối về” tôi cưỡi hạc chào thầy cùng ngôi chùa và ra đi như một kẻ trốn chạy.

Tôi không ở lại thành phố tôi học cũng không về quê mà lang thang nay đây mai đó như một kẻ li hương:

Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách
Nhật viễn gia hương vạn lý trình.

(Lang thang làm khách phong trần,
Quê hương ngày một muôn lần cách xa).

Cô tôi biết tin đến tìm đưa tôi về quê cũ. Cô bảo: ”Bà biết được cái duyên nợ cửa Phật của con, bà đã cố gắng ngăn con nhưng cuối cùng con vẫn phải lụy. Thôi! Âu cũng trả hết nợ nần”. Năm sau, người bạn trai năm xưa tìm đến trả xiêm y và đón tôi về với mái nhà của cậu giữa tiết trời đang xuân. Cô lại tiễn tôi đi, lần này cô dặn: "Nhớ đều đặn về thăm quê, thắp hương cho ông bà tổ tiên. Chú tiểu ngày xưa đã lên trụ trì chùa rồi đấy."

Còn thầy, tôi cũng chẳng còn biết tin tức nữa. Nghe nói, thầy đã chuyển về ngôi chùa trên núi mà thầy từng quy y. Ở đó, có lẽ thầy vừa được ngắm bầu trời cũng với vì sao mà vẫn làm trọn bổn phận với đức phật. Thôi âu cũng là không có thầy bên cạnh nhưng trong lòng vẫn giữ hình bóng thấy cũng được.
Về Đầu Trang Go down
http://www.dhpt5.7forum.net
 

NỢ DUYÊN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn bộ môn Hóa Dầu - Trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh :: Ebook :: Thơ - Truyện - Tiểu thuyết-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất